[Mới] Kiểm toán nhà nước là gì? Vai trò, quyền hạn của kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là loại hình kiểm toán luôn tồn tại ở mỗi quốc gia, mang lại lợi ích chung cho toàn thể nhân dân. Kiểm toán nhà nước phục vụ cho việc phản ánh tình trạng sử dụng ngân sách và tài sản công. Bài viết sau đây của MISA MeInvoice sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quyền hạn của kiểm toán nhà nước.

1. Khái niệm kiểm toán Nhà nước là gì?

kiểm toán nhà nước là gì

Kiểm toán nhà nước là khái niệm dùng để chỉ hoạt động kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn và hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước, đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Các công chức của cơ quan kiểm toán nhà nước là người thực hiện hoạt động kiểm toán nhà nước. Tại Việt Nam, cơ quan kiểm toán Nhà nước do Quốc hội lập ra, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chính của kiểm toán nhà nước là thực hiện công tác kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính cũng như tài sản công. Từ đó, đảm bảo tính minh bạch của các vấn đề tài chính của nhà nước, đồng thời giúp hạn chế vấn nạn tham nhũng.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

2. Chức năng của kiểm toán Nhà nước

Về cơ bản, kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo như quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 như sau:

– Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và trình Quốc hội trước khi thực hiện.

– Đảm nhiệm các công việc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Xem xét và ra quyết định kiểm toán dựa theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước.

– Trình Quốc hội xem xét ý kiến của kiểm toán nhà nước để từ đó quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

– Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để thực hiện công tác xem xét dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.

– Tham gia các hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu cùng với các cơ quan của Quốc hội.

– Phối hợp cùng với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.

– Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện giải trình kết quả kiểm toán trước Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.

– Thực hiện tổ chức việc công bố báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc hoặc trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

– Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện phối hợp, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

– Xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

– Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước; Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.

– Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán khác theo quy định của pháp luật.

3. Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước

đặc trưng của kiểm toán nhà nước

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là loại hình kiểm toán do Quốc hội thành lập nên có nhiều điểm đặc trưng khác biệt:

3.1. Chủ thể của Kiểm toán Nhà nước

Các kiểm toán viên nhà nước là chủ thể thực hiện Kiểm toán Nhà nước. Các kiểm toán viên này là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để đảm nhận thực hiện nghiệp vụ kiểm toán.

3.2. Khách thể của Kiểm toán Nhà nước

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước là khách thể Kiểm toán Nhà nước. Bao gồm các tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:

– Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.

– Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.

– Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.

– Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.

– Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,..

3.3. Loại hình kiểm toán nhà nước chủ yếu

Hoạt động chủ yếu của kiểm toán nhà nước là thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể là:

– Thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước.

– Chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

3.4. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán nhà nước

Các báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành đều có giá trị pháp lý cao. Mục đích là để phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… để từ đó xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.

Các tổ chức, đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, đồng thời, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém, sai lệch trong hoạt động của tổ chức, đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến công việc kiểm toán. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *