[Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên chính là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Kiểm toán viên đảm nhiệm những công việc nào? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

1. Kiểm toán là gì?

kiểm toán là gì

Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hiểu một cách đơn giản thì kiểm toán chính là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.

Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

2. Có những loại kiểm toán nào?

Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về hình thức kiểm toán thì có 3 loại kiểm toán phổ biến là:

Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước Được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai: Kiểm toán độc lập Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
Thứ ba: Kiểm toán nội bộ Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Kiểm toán viên thực hiện những công việc gì?

kiểm toán là gì

3.1. Lập ra kế hoạch kiểm toán

Khâu đầu tiên và rất quan trọng của kiểm toán là lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.

3.2. Xây dựng nên chương trình kiểm toán

Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác. Để có thể xây dựng nên chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

3.3. Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán khác nhau

Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:

  • Kiểm toán cân đối: Dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
  • Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu một chỉ tiêu.
  • Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
  • Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
  • Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

3.4. Ghi chép thông tin kiểm toán

Mọi thông tin thu thập được liên quan đến nhận định và con số, sự kiện đều cần kiểm toán viêc phải ghi chép lại. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan rất quan trọng để đưa ra những kết luận kiểm toán.

3.5. Đưa ra kết luận và lập báo cáo

Cuối cùng, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:

  • Xem xét các khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến.
  • Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
  • Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
  • Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.

Sau khi đã đưa ra kết luận, kế toán viên cần tổng kết các kết quả và lập thành báo cáo kiểm toán, để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến công việc kiểm toán. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *