Báo cáo tài chính: Cách đọc, phân tích và thủ thuật

Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 quy định hệ thống báo cáo tài chính của DN gồm: báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

Báo cáo tài chính năm bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Trong bài viết này, MISA sẽ giúp anh chị doanh nghiệp tìm hiểu về tài chính, kế toán danh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ hiểu nhất.

đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

I. Đọc hiểu 4 bảng trong báo cáo tài chính

1. Bảng cân đối kế toán

Là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại là kết cấu tài sản (vốn) và phân loại theo nguồn gốc hình thành (nguồn vốn) gắn liền với hình thức tiền tệ trong một thời kỳ nhất định.

Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo các hình thức sau:

  • Hình thức cân đối hai bên: Một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn
  • Hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: Phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn

Kết cấu Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính:

  • Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo. Các chi tiêu được sắp xếp theo thứ tự khả năng luân chuyển giảm dần. Tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
  • Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo. Bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán.

Báo cáo bao gồm 18 chỉ tiêu, số liệu cung cấp thông tin về tổng doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn bán hàng, lãi gộp bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các khoản thu nhập và chi phí khác để tạo lợi nhuận khác. Từ đố tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Tiền tệ bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền tệ.

Thông tin tiền tệ giúp anh chị lãnh đạo làm căn cứ để ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Để mô tả, mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các chi tiêu tài chính đã được trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Kết cấu của bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm các phần:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
  • Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
  • Chi tiết một số chi tiêu trong báo cáo tài chính
  • Giải thích và thuyết minh một số tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

II. Phân tích báo cáo tài chính

2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

– Xét ở góc độ cơ cấu, tài sản: Tổng tài sản là bao nhiêu, mỗi loại tài sản chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng tài sản hiện có. Kết cấu tài sản đã hợp lý chưa, loại tài sản nào cần và loại tài sản nào không cần dự trữ.

– Xét ở góc độ nguồn hình thành: Tài sản đó có được từ nguồn nào, nếu từ vốn vay thì cần phải nhanh chóng trả nợ.

2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mục đích để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thị, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.

Qua số liệu báo cáo, anh chị sẽ nắm được nguồn gốc, thực trạng, xu hướng của thu nhập, chi phí lợi nhuận. Từ đó đánh giá đúng xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.

2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

Các chỉ số tài chính cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, dễ dàng so sánh với các công ty khác. Anh chị cần quan tâm tới các tỷ số:

  • Tỷ số về thanh toán

Đánh giá khả năng trả nợ của Công ty. Anh chị cần phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn.

  • Tỷ số về hiệu quả hoạt động

Có thể được tính cho hàng tồn kho, các khoản phải thu và tổng tài sản.

  • Tỷ số về khả năng sinh lời

Để xem xét khả năng sinh lợi của công ty, anh chị sử dụng các tỷ số sau: lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…

  • Tỷ số năng lực của dòng tiền

Một số tỷ số liên quan đến các dòng tiền thường được sử dụng: tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận, tỷ suất dòng tiền trên doanh thu, tỷ suất dòng tiền trên tài sản.

Với những hướng dẫn cách đọc và phân tích báo cáo tài chính trên sẽ giúp anh chị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính, nắm bắt xu hướng phát triển & tình hình của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *