Tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp khấu hao, lần lượt là: khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh trong bài viết sau đây.

1. Quy định về phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (Reducing balance method) là phương pháp khấu hao được áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ – lĩnh vực đòi hỏi thay đổi và phát triển nhanh chóng.

Các tài sản cố định tham gia vào vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Mức trích khấu hao của phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được tính theo theo tỷ lệ khấu hao nhanh, do đó mức khấu hao những năm đầu rất lớn, các năm sau sẽ giảm dần.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ sau đó thông báo cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý bằng văn bản trước khi tiến hành khấu hao TSCĐ;
  • Trong suốt thời gian TSCĐ được khai thác tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải sử dụng một cách nhất quán phương pháp trích khấu hao mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp đặc biệt muốn thay đổi phương pháp trích khấu hao thì doanh nghiệp phải có giải trình về sự thay đổi và cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng văn bản. Mỗi TSCĐ chỉ được thay đổi không quá 01 lần.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

  • Ưu điểm

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Vì mức khấu hao sẽ lớn và nhanh ở những năm đầu nên thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Thêm vào đó, việc chi phí khấu hao các năm đầu lớn cũng giúp doanh nghiệp giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần được coi là biện pháp hoãn thuế hợp pháp của các doanh nghiệp.

  • Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn đồng thời cũng là trở ngại đối với đội ngũ kế toán tại doanh nghiệp đó là cách tính tương đối phức tạp. Kế toán doanh nghiệp sẽ mất thời gian để xác định đúng mức khấu hao của TSCĐ. Với trường hợp các tài sản có thời gian sử dụng hữu ích lớn thì tính toán cũng dễ dẫn đến sai lệch.

Lúc này, các phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS với tính năng tự động tính khấu hao theo cả ba phương pháp sẽ là lựa chọn phù hợp cho bộ phận kế toán. Kế toán doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để tổng hợp số liệu và tính chi phí khấu hao mà có được kết quả chính xác sau vài thao tác.

3. Cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Công thức tính:

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh 

Tỷ lệ khấu hao nhanh được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh 

Với:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = 1 x 100%
thời gian sử dụng của TSCĐ

Căn cứ theo thông tư 45/2013/TT-BTC hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm                    ( t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 năm                   (t > 4 năm) 2,0

Khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao bình quân (giữa giá trị còn lại và số thời gian hữu ích còn lại của TSCĐ) thì mức khấu hao sẽ được tính theo công thức sau:

Khấu hao TSCĐ (từ thời điểm mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần = hoặc < mức khấu hao bình quân = Giá trị còn lại của TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ

Trong năm tài chính, khi ghi nhận khấu hao tài sản cố định, kế toán doanh nghiệp xác định khấu hao hàng tháng theo công thức sau:

Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Mức trích khấu hao năm của TSCĐ
12 tháng

4. Ví dụ cụ thể

Công ty A mua một TSCĐ X, nguyên giá TSCĐ là 200 triệu đồng. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ X là 5 năm.

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng = 1 x 100% = 20%
5

Vì hệ số điều chỉnh với TSCĐ sử dụng trên 4 năm là 2 nên tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ X là:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = 20% x 2 = 40%

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ X như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm
1 200 40% x 200 80 6.667 120
2 120 40% x 120 48 4 168
3 32 40% x 32 12.8 1.067 178.8
4 21.2 21.1 / 2 10.6 0.8833 189.4
5 10.6 10.6/1 10.6 0.8833 200

Lý giải:

  • Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh.
  • Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi: Vì mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (21.2 x 40%= 8.48) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (21.2 : 2 = 10.6) nên mức khấu hao hàng năm tính theo công thức:
Khấu hao TSCĐ (từ thời điểm mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần = hoặc < mức khấu hao bình quân = Giá trị còn lại của TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ
= 21.2
2
= 10.6

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ nhất là khấu hao TSCĐ được coi là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kế toán phải thực sự chú ý. Nếu có sự hỗ trợ thêm của phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán sẽ không phải lo lắng quá nhiều đối với những nghiệp vụ phức tạp như vậy nữa. Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ kế toán trong nghiệp vụ TSCĐ nói chung và nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ nói riêng như sau:

  • Hỗ trợ Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ được đưa vào sử dụng tại các phòng ban.
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng.

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính hợp nhất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *