Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính và hướng dẫn tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Không chỉ kế toán mà CEO, chủ doanh nghiệp cũng cần nắm thông tin về vốn lưu động ròng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được đầy đủ vốn lưu động ròng là gì hay cách tính vốn lưu động ròng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ trong bài viết sau đây.

1. Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng là phần giá trị chênh lệch giữa nguồn tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được đánh giá là thước đo tính thanh khoản của một doanh nghiệp và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, cũng như hoạt động cấp vốn của doanh nghiệp đó. Trong đó:

  • Tài sản lưu động: Bao gồm tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông là tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: tiền mặt, hàng hóa, các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
  • Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.

Các số liệu này có thể được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán, hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị tài chính có theo dõi số liệu tức thời, chính xác hơn phục vụ điều hành.

>>> Xem thêm các chỉ tiêu tài chính khác:

2. Cách tính vốn lưu động ròng

Xác định vốn lưu động ròng không phải điều quá khó khăn khi đã nắm được định nghĩa về vốn lưu động ròng. Công thức tính vốn lưu động ròng như sau:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Ví dụ:

Tại công ty A có các số liệu như sau:

  • Tài sản lưu động: 6 tỷ
  • Nợ ngắn hạn: 4 tỷ

Như vậy vốn lưu động ròng của doanh nghiệp A như sau:

Vốn lưu động ròng = 6 tỷ 4 tỷ = 2 tỷ

3. Ý nghĩa của vốn lưu động ròng

Như công thức xác định chúng ta thấy xảy ra các trường hợp sau đây:

  • Vốn lưu động ròng có giá trị < 0: Vốn lưu động ròng đại diện cho khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động ròng có giá trị < 0 thì rất nguy hiểm bởi nó đồng nghĩa với việc nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực để tìm nguồn vốn thay thế nếu không sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Vốn lưu động ròng  > 0: Đây là dấu hiệu tốt khi nguồn vốn thường xuyên vừa đủ chi trả các khoản nợ ngắn hạn, mà còn có dư thừa vốn để đầu tư và tài trợ thêm các tài sản khác.
  • Vốn lưu động ròng = 0: Nhìn chung, trường hợp này vẫn khá an toàn bởi nguồn vốn thường xuyên hoàn toàn có khả năng tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là trường hợp phản ánh kém bền vững nên các doanh nghiệp cần cân nhắc để cải thiện tính an toàn và ổn định.

4. Xác định nhu cầu vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lưu động ròng là một yếu tố cần quan tâm khi nhắc đến vốn lưu động ròng. Đây là chỉ số phản ánh lên nhu cầu tài trợ nguồn vốn ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp sẽ biến thiên theo doanh thu, tốc độ lưu chuyển của hàng tồn kho trong doanh nghiệp và đặc biệt là tốc độ thu hồi nợ phải thu, thời gian thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn trừ nợ vay. Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động ròng:

Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Nợ phải thu Nợ ngắn hạn (không bao gồm nợ vay)

Như vậy, căn cứ vào khái niệm và cách xác định thì nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động sản xuất mang tính tuần hoàn tại doanh nghiệp, bao gồm:

  • Quá trình cung ứng;
  • Quá trình sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất;
  • Hoặc quá trình thu mua, dự trữ và bán hàng thuộc các doanh nghiệp thương mại.

Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng là những chỉ số, yếu tố cần đặc biệt quan tâm bởi chúng liên quan trực tiếp đến khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm được thông về vốn lưu động ròng kịp thời sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được những quyết định huy động vốn đúng đắn cần thiết. Nếu chỉ đợi kế toán tổng hợp thủ công thì khó có thể có được những thông tin này theo thời gian thực. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Trong số các phần mềm kế toán hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS là một trong số những phần mềm có tính năng hỗ trợ quản lý chỉ số tài chính.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *