Trong số các loại thuế hiện nay thì thuế nhà thầu được đánh giá là loại thuế phức tạp và cần độ tỉ mỉ cao khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Thực tế ngay cả những cán bộ thuế làm việc và tiếp xúc với loại thuế này đôi khi cũng phải “đau đầu” chứ không chỉ nguyên kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Cụ thể, nghiệp vụ hạch toán thuế nhà thầu gây ra nhiều khó khăn cho người làm kế toán. Chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ lại những thông tin về hạch toán thuế nhà thầu trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về thuế nhà thầu
Thực chất, thuế nhà thầu là loại thuế được Nhà nước ban hành để áp dụng lên đối tượng nhà thầu nước ngoài (bao gồm cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ) nên về cơ bản thì thuế nhà thầu vẫn bao gồm các sắc thuế thông thường như thuế giá trị gia tăng (GTGT) – VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – CIT hoặc thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Thuế nhà thầu là khoản thu đánh vào cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh và phát sinh thu nhập tại lãnh thổ Việt Nam thông qua cá nhân, tổ chức Việt Nam.
2. Cách tính thuế nhà thầu
Sau khi hoàn thiện tính thuế nhà thầu, kế toán viên cần thực hiện hạch toán lên sổ. Vì cách tính thuế nhà thầu chia thành ba trường hợp bao gồm:
- Tính theo giá NET: giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu |
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN |
- Tính theo giá GROSS: giá trị hợp đồng bao gồm thuế
Thuế GTGT = Giá trị trên hợp đồng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu |
Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x Tỷ lệ thuế TNDN |
- Tính theo trị giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (thuế TNDN nhà thầu chịu)
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu |
Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ thuế TNDN |
Trong đó, công thức tính doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế = (Giá trị hợp đồng) / (1 – Tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu) |
Với mỗi cách tính thuế nhà thầu sẽ có cách hạch toán riêng cho từng trường hợp.
3. Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu
- Theo quy định tại điểm 2.7, điều 6 thông tư Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp;
Do đó, thuế TNDN nhà thầu nếu tính theo giá NET sẽ được tính là chi phí hợp lý được trừ; thuế TNDN nhà thầu tính theo giá Gross không được tính là chi phí hợp lý và phải theo dõi tại tài khoản 811
- Khoản chi thuế GTGT nhà thầu được khấu trừ và theo dõi tại TK 133
Chi tiết các bút toán hạch toán thuế nhà thầu như sau:
3.1. Trường hợp Hợp đồng giá GROSS
Kế toán doanh nghiệp lần lượt hạch toán:
- Công nợ và thuế:
Nợ TK 627, 642
Nợ TK 811 – Phản ánh thuế TNDN (do không được tính là chi phí hợp lý được trừ)
Nợ TK 133 – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – giá trị hợp đồng sau khi đã trừ đi thuế nhà thầu
Có TK 3338 – thuế nhà thầu phải nộp
- Sau khi nộp thuế:
Nợ TK 3338
Có TK 112
3.2. Trường hợp Hợp đồng tính theo giá Net
Kế toán viên lần lượt hạch toán:
- Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:
Nợ TK 627, 642: Giá trị hợp đồng
Có TK 331 Giá trị hợp đồng
- Thuế GTGT, TNDN:
Nợ TK 133: Số thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 627, 642: Số thuế TNDN
Có TK 3338: Phản ánh tổng số thuế GTGT và số thuế TNDN
- Sau khi nộp thuế:
Nợ TK 3338
Có TK 111,112
3.3. Trường hợp Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT
Ở trường hợp này, thuế TNDN do nhà thầu chịu
Kế toán viên lần lượt hạch toán:
- Công nợ và thuế:
Nợ TK 627, 642 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế GTGT nhà thầu
Nợ Tk 811 – Phản ánh thuế TNDN
Nợ TK 133 – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế GTGT nhà thầu
Có TK 3338
- Sau khi nộp thuế:
Nợ TK 3338
Có TK 111,112
4. Ví dụ về hạch toán thuế nhà thầu
Giả sử thông tin hợp đồng và có kết quả tính như sau
- Giá trị hợp đồng: 1000
- VAT: 90
- CIT: 110
Hướng dẫn hạch toán:
TH 1: Nếu hợp đồng là NET:
- Hạch toán công nợ:
Nợ TK 627, 642 1000
Có TK 331 1000
- Hạch toán thuế VAT và CIT:
Nợ TK 133 90 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Nợ TK 627; 642 110 (Thuế TNDN được tính vào CP tính thuế TNDN)
Có TK 3338 200
- Hạch toán nộp thuế:
Nợ Tk 3338 200
Có TK 112 200
TH2: Nếu hợp đồng là GROSS
- Hạch toán công nợ và thuế:
Nợ TK 627, 642 800
Nợ TK 811 110 (Thuế TNDN ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 90 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 331 800
Có TK 3338 200
- Hạch toán nộp thuế:
Nợ Tk 3338 200
Có TK 112 200
TH3: Nếu hợp đồng là chưa bao gồm thuế GTGT (Thuế TNDN do nhà thầu chịu)
- Hạch toán công nợ và thuế:
Nợ TK 627, 642 890
Nợ TK 811 110 (Thuế TNDN ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 90 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 331 890
Có TK 3338 200
- Hạch toán nộp thuế:
Nợ Tk 3338 200
Có TK 112 200
5. Nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam
- Phương pháp nộp thuế
Phương pháp khấu trừ |
|
Phương pháp ấn định tỷ lệ |
|
Phương pháp hỗn hợp |
|
- Thời hạn nộp thuế
Tương tự như các cá nhân, tổ chức trong nước thì cá nhân, tổ chức nước ngoài hay nhà thầu nước ngoài cũng phải đảm bảo thời hạn nộp thuế theo quy định của Pháp luật:
- Người nộp thuế có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ và đúng thời gian theo quy định.
- Thời hạn nộp thuế nhà thầu chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (Căn cứ vào Điểm d Khoản 3 Điều 10 và Khoản 2 Điều 26 của Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Phạm chậm nộp thuế nhà thầu
Nếu không nộp thuế đầy đủ và đúng hạn thì nhà thầu nước ngoài cũng phải nộp khoản tiền phạt “chậm nộp ngân sách nhà nước”.
6. Kế toán doanh nghiệp cần chú ý gì về thuế nhà thầu?
Hiện nay, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn tiếp tục đàm phán một số hiệp định khác.
Vì vậy, Nhà nước có ban hành nhiều hướng dẫn liên quan đến vấn đề áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần trong đó có các hướng dẫn liên quan đến quy định về đối tượng thực hưởng và quy định ngăn ngừa trốn thuế.
Sở dĩ có điều này là bởi rất nhiều nhà thầu nước ngoài dựa vào hiệp định tránh đánh thuế 2 lần để giảm số thuế hoặc trốn đóng thuế. Điểm chính của các hướng dẫn liên quan đến hiệp định là vấn đề miễn hoặc giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần sẽ không được chấp nhận nếu hợp đồng có mục đích chính là để hưởng miễn/giảm thuế hoặc đối tượng đề nghị không phải đối tượng thụ hưởng.
Nhiệm vụ của kế toán thuế tại các doanh nghiệp là hoàn thiện nghiệp vụ về thuế và đảm bảo doanh nghiệp nộp đầy đủ và đúng thời hạn số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Để làm được điều này, kế toán viên cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận đồng thời có sự am hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ thuế. Đối với trường hợp đơn giản như các loại thuế thông thường của các doanh nghiệp Việt Nam hay đối với những loại thuế phức tạp như thuế nhà thầu, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán là rất cần thiết. Hiểu rõ được điều này, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật phân hệ thuế, tích hợp thêm những tính năng mới, cần thiết trong thời kỳ công việc kế toán đang dần đi theo xu hướng chuyển đổi số để đảm bảo nghiệp vụ về thuế đủ và đúng, công tác kế toán thuế đạt hiệu quả cao:
- Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
- Tự động tổng hợp số liệu
- Hỗ trợ kế toán viên nộp tờ khai, nộp thuế điện tử cho cơ quan thuế
- Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng, tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai
- …
Những tính năng này hỗ trợ nghiệp vụ kế toán thuế nói chung và hạch toán thuế nhà thầu nói riêng để kế toán thuế tại các doanh nghiệp có thể “thở phào nhẹ nhõm” khi thực hiện công việc của mình. Anh/chị kế toán doanh nghiệp quan tâm và muốn trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây.