Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133 và 200

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là khoản mà tổ chức kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ, cá nhân, gia đình hoạt động kinh doanh sản xuất phải nộp định kỳ hàng năm. Số thuế môn bài phải nộp sẽ được tính dựa vào vốn đầu tư, vốn điều lệ hay doanh thu theo năm tùy từng trường hợp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết về mức đóng cũng như cách hạch toán thuế môn bài.

Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài đã chính thức được thay “danh xưng”, trở thành lệ phí môn bài. Thực chất, đây là một khoản lệ phí, tuy nhiên tên gọi “thuế môn bài” vẫn nhiều kế toán sử dụng trong quá trình trao đổi và tra cứu.

1. Mức đóng thuế môn bài

Mức thu thuế môn bài được quy định tại Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC. Cụ thể với từng trường hợp như sau:

1.1. Mức đóng thuế môn bài với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm
từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 (một triệu) đồng/năm

Lưu ý 1: 

Trường hợp được nêu tại điểm a, b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 302/2016/TT-BT, nếu có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ thay đổi thì dựa vào vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của năm trước liền kề để làm căn cứ xác định mức thu thuế môn bài.

Trường hợp, vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ là ngoại tệ thì cần đổi ra VNĐ trước khi xác định mức lệ phí môn bài theo:

  • Tỷ giá mua vào của tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản
  • Tại thời điểm người nộp thuế môn bài nộp tiền vào tài khoản của nhà nước.

1.2. Mức đóng thuế môn bài với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC)

Doanh thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình  Mức thuế môn bài cả năm
Trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 (một triệu) đồng/năm
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm
trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm

Lưu ý 2:

Nếu nhóm cá nhân, hộ gia đình địa điểm kinh doanh sản xuất không thuộc trường hợp miễn thuế môn bài nếu ra sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài của cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm.

2. Hạch toán thuế môn bài (lệ phí môn bài)

2.1. Khi nộp tờ khai thuế môn bài

  • Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200:

Nợ 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

  • Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133:

Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

Lưu ý 3: Theo quy định của pháp luật, từ 01/01/2017, “môn bài” là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài (hay thường được gọi trong giao tiếp là thuế môn bài), kế toán cần sử dụng tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

2.2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước (căn cứ giấy nộp tiền hạch toán)

Nợ 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

Có 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước

hach-toan-thue-mon-bai
Cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp cụ thể.

2.3. Hạch toán phạt chậm nộp thuế môn bài

Nếu chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài hoặc chậm nộp lệ phí môn bài, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản phạt chậm nộp. Xem thêm cách tính tiền chậm nộp thuế tại đây. Lưu ý rằng khoản phạt chậm nộp này sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

a) Bút toán tính tiền phạt chậm

Nợ 811: Chi phí khác

Có 3339: Số tiền phạt chậm nộp

b)  Bút toán nộp tiền phạt chậm

Nợ 3339: Số tiền phạt chậm nộp

Có 111/112: Số tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước

Để tránh trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế, kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp. Hiện nay, một số phần mềm kế toán như MISA AMIS, MISA SME đã có tính năng nhắc nhở kế toán các công việc định kỳ, trong đó có nhắc nhở lịch kê khai nộp thuế, giúp kế toán không bỏ sót công việc quan trọng và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS với phân hệ thuế còn có nhiều tính năng hỗ trợ công tác kế toán thuế toàn diện, như:

  • Tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai, các phụ lục kèm theo và báo cáo thuế theo mẫu biểu mới nhất và theo phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp đang sử dụng
  • Nộp tờ khai, nộp thuế điện tử trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của khách hàng, nhà cung cấp
  • Các tiện ích khác: tự động khấu trừ thuế, tự động hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai…

Anh chị kế toán viên quan tâm tới giải pháp ứng dụng công nghệ vào hoạt động kế toán của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công việc có thể đăng ký nhận demo và tư vấn chi tiết ngay tại đây:

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *