Hướng dẫn phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp

Định khoản kế toán các nghiệp vụ bán hàng là một trong những công việc thường xuyên của kế toán ở hầu hết các doanh nghiệp. Vậy quy định của chế độ kế toán hiện hành như thế nào? Có sự khác biệt gì về tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200 và Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Thông tư 133 hay không? Trong bài viết này MISA AMIS sẽ giúp các bạn kế toán nắm được các hướng dẫn về kế toán bán hàng theo các quy định hiện hành.

1. Tài khoản doanh thu sử dụng trong kế toán bán hàng

1.1 Quy định pháp luật

– Các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC (gọi tắt là “Thông tư số 200”, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế):

Tuân thủ Điều 79 – Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tuân thủ Điều 81 – Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

– Các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC (gọi tắt là “Thông tư số 133”, áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ):

Tuân thủ Điều 57. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.2 Kết cấu tài khoản 511 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Kết cấu TK 511 Thông tư số 200/2014/TT-BTC Thông tư số 133/2016/TT-BTC
Bên Nợ – Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);– Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

– Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

– Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);– Các khoản giảm trừ doanh thu;

– Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

Bảng 1: Kết cấu TK 511 theo Thông tư số 200 và Thông tư số 133

⇒ Về cơ bản, kết cấu TK 511 theo quy định của 2 thông tư là giống nhau.

1.3 Các tài khoản cấp 2

STT Thông tư số 200/2014/TT-BTC Thông tư số 133/2016/TT-BTC
1 Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
2 Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
3 Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
4 Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5118 – Doanh thu khác
5 Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
6 Tài khoản 5118 – Doanh thu khác

Bảng 2: Các tài khoản cấp 2 của TK 511 theo Thông tư số 200 và theo Thông tư số 133

2. Phương pháp kế toán một số giao dịch bán hàng tại doanh nghiệp

Lưu ý: Thông tư số 133 không đưa ra hướng dẫn định khoản chi tiết cho từng trường hợp cụ thể, các nội dung trong mục 2 này được trích dẫn từ hướng dẫn của Thông tư số 200.

2.1. Doanh thu sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ cung ứng trong kỳ

Định khoản doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán cần phân biệt 2 trường hợp sau đây:

Hình 1: Định khoản doanh thu khối lượng sản phẩm

2.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ

Các nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế, kế toán tham chiếu quy định tại Điều số 69-Tài khoản 413-Chênh lệch tỷ giá hối đoái của Thông tư số 200 và Thông tư 53/2016/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 200.

Nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ Doanh thu bằng ngoại tệ
Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tê, doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.

Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131… (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày   giao dịch).

Bảng 3: Định khoản nhận trước tiền và doanh thu bằng ngoại tệ

Đọc thêm: Doanh thu bán hàng là gì? Cách tính doanh thu bán hàng

2.3. Bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm 

Hình 2: Định khoản bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp

Ví dụ Định khoản kế toán bán hàng theo phương thức trả góp 

Ngày 01/02/2023, Công ty ABC thực hiện bán điện thoại X cho ông Nguyễn Văn A. Giá bán trả ngay đã bao gồm VAT của điện thoại X là: 15.000.000 đồng, giá bán trả góp đã bao gồm VAT trong thời hạn 3 tháng là: 15.900.000 đồng. Ông A mua theo phương thức trả góp từ ngày 01/02/2023 đến ngày 30/04/2023 với lịch trình như sau:

– Ngày 01/02: Trả ngay 10.000.000 đồng bằng chuyển khoản

– Ngày 31/03: Trả 3.000.000 đồng bằng chuyển khoản

– Ngày 30/04: trả 2.900.000 đồng bằng chuyển khoản 

Biết rằng: Giá vốn trên sổ sách kế toán của điện thoại X là: 9.000.000 đồng, ông A đã thanh toán đầy đủ theo đúng lịch trình nêu trên. 

– Kế toán của ABC thực hiện định khoản giao dịch bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như sau: 

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn tại ngày 01/02/2023

Nợ TK 112: 10.000.000 

Nợ TK 131: 5.900.000 (Chi tiết: Ông Nguyễn Văn A)

Có TK 511: 13.636.361 (Theo giá bán trả ngay chưa thuế)

Có TK 3331: 1.363.636 

Có TK 3387: 900.000 (Chênh lệch giữa giá bán trả góp và trả ngay)

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán: 

Nợ TK 632: 9.000.000

Có TK 156: 9.000.000

+ Cuối tháng, ghi nhận lãi từ giao dịch bán hàng trả góp, ngày 28/02/2023, ghi: 

Nợ TK 3387: 300.000 đồng

Có TK 515: 300.000 đồng

+ Ngày 31/03, ghi nhận lãi trả góp và tiền thu được từ ông A: 

Nợ TK 3387: 300.000 đồng

Có TK 515: 300.000 đồng

 Và: 

Nợ TK 112: 3.000.000 đồng

Có TK 131: 3.000.000 đồng

+ Ngày 30/04, ghi nhận lãi trả góp và tiền thu được từ ông A: 

Nợ TK 3387: 300.000 đồng

Có TK 515: 300.000 đồng

 Và:

Nợ TK 112: 2.900.000 đồng

Có TK 131: 2.900.000 đồng

Có thể bạn quan tâm: Doanh thu chưa thực hiện là gì? Các lưu ý khi hạch toán kế toán tài khoản 3387

2.4. Doanh thu phát sinh từ khách hàng thân quen, truyền thống

Hình 3: Định khoản doanh thu của khách hàng truyền thống

TH 2.1: Người bán trực tiếp cung cấp HHDV

Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

TH 2.2: Bên thứ 3 là người cung cấp HHDV 

Trường hợp bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba:

Nợ TK 3387

Có TK 511 (phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý)

Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).

+ Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn):

Nợ TK 3387

Có TK 511

Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 112, 331

Đọc thêm: Thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu trong chương trình khách hàng truyền thống

2.5. Doanh thu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng 

Hình 4: Định khoản kế toán bán hàng của bên giao đại lý và bên nhận đại lý

2.6. Doanh thu từ hoạt động bán hàng cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp

– Trường hợp 1:  Không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:

Công việc Bên xuất Bên nhận
Xuất sản phẩm, HHDV đến các đơn vị nội bộ Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá vốn)Có các TK 155, 156

Có TK 333 (nếu có)

Nợ các TK 155, 156 (giá vốn)Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

Khi được thông báo hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài + Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:Nợ TK 632

Có 136 – Phải thu nội bộ.

+ Phản ánh doanh thu, ghi:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ

Có TK 511

+ Phản ánh Giá vốn như bán hàng bình thường:Nợ TK 632

Có TK 156,152,153

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131,111,112..

Có TK 511

Có TK 3331

Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán KQKD sau thuế, phải KC doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:+ KC giá vốn:

Nợ TK 336

Có TK 632

+ KC doanh thu:

Nợ TK 511

Có TK 336

Bảng 4: Kế toán bán hàng nội bộ trong trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài

– Trường hợp 2: Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:

+ Doanh thu

Nợ các TK 136 – Phải thu nội bộ

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

+ Giá vốn

Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường.

Đọc thêm: Tổng quan chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

2.7. Xử lý giao dịch hàng đổi hàng không tương tự

Hình 5: Phương pháp kế toán giao dịch đổi hàng không tương tự

2.8. Phương pháp kế toán bán hàng bị trả lại 

2.8.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng bị trả lại

– Các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133: Chế độ kế toán hiện hành không quy định phải mở tài khoản cấp 1 riêng để theo dõi doanh thu của hàng bán bị trả lại trong kỳ; kế toán theo dõi và ghi nhận khoản này vào bên Nợ TK 511 để cuối kỳ tổng hợp và kết chuyển doanh thu thuần phục vụ xác định kết quả kinh doanh.

– Các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 200: Kế toán theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ trên tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại, thuộc TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

2.8.2 Phương pháp kế toán hàng bán bị trả lại

Hình 6: Phương pháp kế toán hàng bán bị trả lại

3. Lưu ý về kế toán bán hàng theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

3.1 Hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch

Với trường hợp hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, doanh nghiệp phải nhận biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chuẩn mực kế toán. Kế toán cần xem xét kỹ điều khoản của hợp đồng theo một số lưu ý sau đây:

Hình 7: Lưu ý xem xét điều khoản hợp đồng để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chuẩn mực kế toán

3.2 Doanh thu thuần có thể thấp hơn doanh thu 

– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân:

– Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng

– Hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế)

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc như sau:

Hình 8: Xem xét hàng bán bị trả lại, giảm giá, chiết khấu…để điều chỉnh BCTC trong các trường hợp

3.3. Xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo có điều kiện

Định khoản kế toán hàng khuyến mại, quảng cáo có điều kiện

Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).

+ Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận trị giá hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 155,156

+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mãi trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho các sản phẩm hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo ghi:

Nợ TK 111,112,131…

Có TK 511

Có TK 3331

Lưu ý về thuế GTGT

Nếu không hàng khuyến mại, chương trình khuyến mại với Sở Công thương, doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra của hàng khuyến mại như khi bán hàng hóa dịch vụ thông thường (tham khảo Thông tư số 219/2013/TT-BTC). Số thuế GTGT đầu ra sẽ tính trực tiếp vào chi phí bán hàng hoặc giá vốn hàng bán (tùy thuộc vào trường hợp khuyến mại kèm điều kiện hay không kèm điều kiện).

Ví dụ định khoản hàng khuyến mại có điều kiện

Ví dụ: Công ty XYZ kinh doanh hàng hóa là vali và balo. Công ty thực hiện chương trình khuyến mại mua vali thương hiệu F giá đã bao gồm thuế là 11.000.000 đồng, tặng 1 balo thương hiệu G với giá niêm yết đã bao gồm thuế là: 990.000 đồng. 

Biết rằng: Giá vốn của vali F là: 8.000.000 đồng, giá vốn của balo là: 500.000 đồng. Balo chỉ được tặng khi khách hàng mua vali của thương hiệu. Chương trình khuyến mại này công ty XYZ không đăng ký với Sở Công thương. 

– Kế toán của XYZ thực hiện hạch toán doanh thu và giá vốn trong trường hợp bán vali F và tặng balo G khuyến mại như sau: 

– Tính toán phân bổ doanh thu bán hàng cho vali và balo:

Doanh thu bán hàng: 11.000.000/1.1=10.000.000 đồng

Phân bổ doanh thu dựa theo giá bán thông thường chưa bao gồm VAT của vali và balo)

Doanh thu phân bổ cho vali:  10.000.000 / (10.000.000 + 900.000) x 10.0000.000 = 9.174.312 đồng 

Doanh thu phân bổ cho balo: 10.000.000 – 9.174.312=825.688 đồng

Hạch toán doanh thu và giá vốn của nghiệp vụ bán vali tặng balo: 

Doanh thu bán vali:

Nợ TK 111,112,131… 11.000.000 đồng 

Có TK 511: 9.174.312 (Doanh thu của vali)

Có TK 511: 825.688 (Doanh thu của balo)

Có TK 3331: 1.000.000 (Đúng theo hóa đơn GTGT cung cấp cho khách hàng)

Giá vốn của balo khuyến mại: Do chương trình không đăng ký với Sở công thương nên phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT:

Nợ TK 632: 550.000 

Có TK 156: 500.000

Có TK 3331: 50.000 

(Tham khảo TT219/2013/TT-BTC, chương II – Căn cứ và phương pháp tính thuế: giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho)

Giá vốn của vali F: 

Nợ TK  632: 8.000.000 

Có TK 156: 8.000.000

Lưu ý

Các bạn kế toán cần lưu ý xem xét việc phân bổ tiền thu được cho hàng bán và hàng khuyến mại là phân bổ trên tiêu chí nào. Cũng theo ví dụ trên, nếu balo là mặt hàng doanh nghiệp không kinh doanh mà chỉ mua về để tặng cho khách hàng mua vali, thì cơ sở để phân bổ khoản tiền thu bán hàng 11 triệu, giá chưa VAT là 10 triệu cần xem xét sang tiêu chí là giá vốn của vali và giá vốn của balo (chính là giá nhập balo về mang tặng). Vấn đề này doanh nghiệp phải đảm bảo nhất quán và logic các mặt hàng dùng để khuyến mại do chế độ kế toán hiện hành không đưa ra hướng dẫn cụ thể các tiêu thức phân bổ.

Như vậy: Doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất của các giao dịch, nghiệp vụ bán hàng và tuân thủ hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành trong định khoản kế toán bán hàng. Tùy theo đặc thù doanh nghiệp mà có thể xuất hiện nghiệp vụ bán hàng đặc biệt, không thường xuyên như: bán hàng trả chậm trả góp, trao đổi hàng không tương tự, hay hàng khuyến mại… kế toán cần xem xét kỹ lưỡng hướng dẫn tại Chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý.

Để có hệ thống quản trị tài chính kế toán minh bạch và làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu, các doanh nghiệp có thể đầu tư các phần mềm đáng tin cậy đồng thời luôn giữ nguyên tắc minh bạch trong hoạt động kế toán. Hiện nay phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS  – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo …

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác kế toán-tài chính trong doanh nghiệp và đáp ứng các xu hướng làm việc mới!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *