Hướng dẫn chi tiết cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt cần kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây của MISA MeInvoice để thực hiện kê khai thuế TTĐB đúng cách.

Hướng dẫn chi tiết cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Hướng dẫn chi tiết cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, bạn có thể tìm hiểu về những thông tin cần biết của thuế TTĐB trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:


  • [Mới] Thuế TTĐB là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Hồ sơ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

hồ sơ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Hồ sơ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng cần nộp thuế TTĐB cần chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung được quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị tờ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể tải về mẫu số 01/TTĐB TẠI ĐÂY.
  • Bản kê hóa đơn bán hàng, dịch vụ được bán ra theo mẫu 01-1/TTĐB.
  • Bản kê hóa đơn bán hàng, dịch vụ được mua vào theo mẫu  01-2/TTĐB.

Bạn có thể xem đầy đủ và tải 1 số mẫu tờ khai trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:


2. Đối tượng kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt), kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế TTĐB sau đó không xuất khẩu mà để tiêu dùng trong nước.

+ Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa (thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) thông qua tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa qua các đại lý, chi nhánh, cửa hàng hoặc đơn vị trực thuộc thông qua hình thức bán đúng giá hưởng hoa hồng sản phẩm, dịch vụ thì người nộp thuế có trách nhiệm kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ loại hàng hóa này cho cơ quan quản lý thuế.

+ Những chi nhánh, cửa hàng đại diện, đại lý hay đại lý bán hàng ký gửi không thực hiện khai thuế TTĐB nhưng cần phải gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế và thêm một bản cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

+ Doanh nghiệp, tổ chức có cơ sở sản xuất các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đặt trên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì kê khai thuế TTĐB tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp tại địa phương có cơ sở sản xuất hàng hóa.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế phát sinh

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB và nộp thuế TTĐB
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB và nộp thuế TTĐB

Theo nội dung được quy định tại Điều 13, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt và nộp thuế cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp tổ chức kê khai thuế theo tháng: Thực hiện nộp hồ sơ và nộp thuế muộn nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Doanh nghiệp tổ chức khai thuế từng phần phát sinh: Thực hiện nộp hồ sơ và nộp thuế muộn nhất là 10 ngày kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế.

4. Những câu hỏi liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt

Một số câu hỏi liên quan về kê khai thuế TTĐB
Một số câu hỏi liên quan về thuế TTĐB

4.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là loại thuế gián thu, đánh vào các loại hàng hóa, mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật ban hành. Theo đó, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết mức độ tiêu dùng của và số lượng hàng hóa được sản xuất.

4.2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như thế nào?

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh mà doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hóa chịu thuế cần đóng được xác định theo công thức như sau:

Số thuế = Giá tính thuế x Thuế suất thuế 

Trong đó:

  • Giá tính thuế TTĐB là giá bán sản phẩm, hàng hóa bán ra nhưng chưa bao gồm các loại thuế phí khác.
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là bảng thuế suất được quy định theo pháp luật.
Tìm hiểu thêm:


4.3. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai?

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở sản xuất thì người nộp thuế TTĐB là cơ sở sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó.

4.4. Mức thuế suất của các loại xăng mới nhất là bao nhiêu?

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng được chia làm 3 loại như sau:

  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng E5 là: 8%
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng E10 là: 7%
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng khác là: 10%

4.5. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như thế nào?

Căn cứ để xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt dựa vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

4.6. Những trường hợp nào được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt?

Những trường hợp được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

  • Các cơ sở sản xuất, hoặc mua các loại nguyên liệu trong nước thuộc đối tượng chịu thuế tạo nên hàng hóa chịu thuế TTĐB.
  • Khấu trừ nguyên liệu đầu vào đối với xăng sinh học.
  • Trường hợp nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tìm hiểu thêm:


5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết hướng dẫn về kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng thông qua những thông tin này, bạn đọc sẽ chuẩn bị và kê khai thuế TTĐB tốt hơn nếu doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Hãy chia sẻ bài viết này đến với những người khác nếu bạn thấy nội dung bài viết hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *