Phương pháp khấu hao đường thẳng – cách tính và ví dụ

Trong các phương pháp khấu hao, khấu hao đường thẳng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp vì tiện lợi, dễ tính toán và theo dõi hơn. Vậy phương pháp khấu hao đường thẳng là gì, cách tính như thế nào, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì?

Một tài sản cố định sau một thời gian sử dụng thì sẽ bị giảm giá trị do nhiều nguyên do như bị cọ sát, hao mòn, lỗi thời,… Sự suy giảm giá trị của tài sản cố định được thể hiện thông qua khấu hao.

Theo khoản 1, Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC, hiện nay kế toán thường áp dụng một trong ba phương pháp tính khấu hao sau:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

>> Xem thêm: Tổng hợp cách tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp

Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight Line Depreciation Method) là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Dựa trên mức doanh thu và chi phí trích doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp khấu hao TSCĐ phù hợp. Ví dụ doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu được tạo ra chủ yếu từ TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Phương pháp khấu hao đường thẳng chia đều chi phí sử dụng tài sản cho các năm

So sánh ưu, nhược điểm phương pháp khấu hao đường thẳng và các phương pháp khấu hao khác như sau:

Phương pháp khấu hao Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp khấu hao đường thẳng Dễ tính toán, chi phí được khấu hao đều qua các kỳ sản xuất, được nhiều doanh nghiệp áp dụng Chi phí được phân bổ đều qua các kỳ nên khả năng thu hồi vốn chậm
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Khấu hao nhanh vào những năm đầu nên thu hồi vốn nhanh. Do các năm đầu chi phí khấu hao cao nên đây được xem là một trong những biện pháp hoãn thuế của doanh nghiệp. – TSCĐ áp dụng phương pháp khấu hao phải thỏa mãn được điều kiện theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC.– Khó tính toán và theo dõi hơn
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm Chi phí khấu hao được phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ, sản xuất nhiều phân bổ nhiều và ngược lại

Các doanh nghiệp thường theo dõi khấu hao bằng excel hoặc phần mềm kế toán. Sử dụng phần mềm kế toán sẽ tiện lợi hơn do thực hiện tính toán tự động, giảm hoàn toàn sai sót. Chẳng hạn phần mềm kế toán online MISA AMIS đã đáp ứng hoàn toàn tất cả các phương pháp tính khấu hao.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 

2. Công thức tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC).

Khấu hao trung bình hằng năm:

Mức trích khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao TSCĐ

Trong đó:

  • Nguyên giá tài sản cố định mua mới = giá mua + chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…

>> Xem thêm: Nguyên giá tài sản cố định và những điều cần biết

  • Số năm trích khấu hao của tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 1 của thông tư số 45/2013/TT-BTC.

Xem chi tiết khung khấu hao TSCĐ tại đây

  • Trường hợp 1: Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.
  • Trường hợp 2: Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.

Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp thường tính khấu hao tròn tháng để tiện ghi nhận, theo dõi số liệu

Một số công thức tính khấu hao kế toán cần lưu ý như sau:

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ
Số năm trích khấu hao
Mức trích khấu hao tháng = Mức trích khấu hao năm
12
Mức khấu hao kỳ cuối cùng = Nguyên giá TSCĐ Khấu hao luỹ kế

Theo Phụ lục 2, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, khấu hao luỹ kế là tổng giá trị tài sản cố định đã trích khấu hao từ khi bắt đầu tính khấu hao.

Nếu doanh nghiệp có số lượng TSCĐ lớn, mỗi loại lại có một mức khấu hao khác nhau thì khâu tính toán, theo dõi chi phí khấu hao sẽ tốn rất nhiều công sức, nhiều rủi ro sai sót. Do đó, trường hợp này doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng những phần mềm kế toán ưu việt cho nghiệp vụ TSCĐ, tiêu biểu là MISA AMIS Kế toán.

Phần mềm này có thể tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kì, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành theo sản phẩm hoặc tính lãi lỗ theo bộ phận.

Bạn có thể đăng ký tại đây để dùng thử miễn phí MISA AMIS Kế toán.

3. Khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, khấu hao nhanh được quy định như sau:

Đồng thời, Theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, cũng quy định

Tóm lại, theo những quy định trên, những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện khấu hao nhanh bao gồm:

3.1. Những TSCĐ được tham gia vào việc trích khấu hao nhanh

  • Máy móc, thiết bị
  • Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
  • Thiết bị và phương tiện vận tải
  • Dụng cụ quản lý
  • Súc vật, vườn cây lâu năm

3.2. Điều kiện cần khi thực hiện trích khấu hao nhanh

  • Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
  • Khi thực hiện khấu hao nhanh phải đảm bảo kinh doanh có lãi
  • Mức khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

4. Ví dụ cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

4.1. Trường hợp tài sản có thời gian khấu hao tròn tháng

Công ty A mua một chiếc máy với giá 80 triệu và thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm.

Khấu hao đường thẳng cho máy sẽ được tính như sau:

  • Nguyên giá của tài sản: 80 triệu
  • Tuổi thọ hữu ích của tài sản: 5 năm
Mức trích khấu hao TSCĐ trung bình năm = 80 = 16 (triệu)
5

Do đó, Công ty A sẽ khấu hao chiếc máy với số tiền là 16 triệu hàng năm trong 5 năm.

Tỷ lệ khấu hao cũng có thể được tính toán nếu biết số tiền khấu hao hàng năm. Tỷ lệ khấu hao là số khấu hao hàng năm / tổng chi phí khấu hao. Trong trường hợp này, máy có tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng là

Tỷ lệ khấu hao = 16 x 100% = 20%
80

4.2. Trường hợp tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao vào ngày trong tháng

Doanh nghiệp sẵn sàng đưa vào sử dụng 1 tài sản cố định ngày 25/06/202N có nguyên giá là 1,2 tỷ đồng khấu hao trong vòng 10 năm. Mức trích khấu hao sẽ được tính như sau:

Mức trích khấu hao trung bình năm = 1200 = 120 (triệu)
10
Mức trích khấu hao trung bình tháng = 120 = 10 (triệu)
12
Mức trích khấu hao TSCĐ trung bình tháng 6/202N (6 ngày) = 10 x 6 = 2 (triệu)
30

4.3. Trường hợp khấu hao nhanh

Nếu Công ty mua một máy móc thiết bị X giá trị 60 triệu đồng dùng cho hoạt động sản xuất, công ty đã đủ điều kiện khấu hao nhanh và muốn khấu hao thì thực hiện như sau:

Khung khấu hao dành cho máy móc thiết bị, công tác khác từ 5 năm đến 12 năm.

  • Áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng chọn khung 5 năm ta có:
Mức khấu hao mỗi năm = 60 = 12
5
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh có lãi và mẫu mã máy X sẽ phải sớm thay đổi do công nghệ thay đổi, doanh nghiệp được áp dụng theo khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao đường thẳng có thể chọn mức khấu hao nhiều hơn 12 triệu/ năm, tuy nhiên cần lưu ý.
    • Trường hợp mức khấu hao từ 12 triệu đến 24 triệu cho mỗi năm: chi phí khấu hao vẫn là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Trường hợp mức khấu hao là trên 24 triệu thì phần chênh lệch sẽ là chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

5. Lưu ý khi lựa chọn khấu hao đường thẳng

Theo khoản 3 và 4, Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC, khi lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng, doanh nghiệp cũng cần lưu ý:

  • Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
  • Thực hiện nhất quán phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ
  • Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
  • Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

6. Kinh nghiệm tính khấu hao TSCĐ và phân bổ khấu hao

Nếu doanh nghiệp có số lượng TSCĐ lớn, mỗi loại lại có một mức khấu hao khác nhau thì khâu tính toán, theo dõi chi phí khấu hao sẽ tốn rất nhiều công sức, nhiều rủi ro sai sót. Do đó, trường hợp này doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng những phần mềm kế toán ưu việt cho nghiệp vụ TSCĐ, tiêu biểu là MISA AMIS Kế toán.

Phần mềm này có thể tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kì, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành theo sản phẩm hoặc tính lãi lỗ theo bộ phận.

Đồng thời, MISA AMIS Kế toán cũng hỗ quản lý danh sách các TSCĐ chi tiết hơn theo từng phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng/giảm, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh trong kỳ…; đồng thời cho phép đánh giá lại TSCĐ (điều chỉnh giá trị còn lại, thời gian sử dụng, hao mòn lũy kế) để phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

=> Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán MISA AMIS TẠI ĐÂY.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *