Những lưu ý về thuế, kế toán và các vấn đề liên quan khác cho doanh nghiệp mới thành lập

Ngày nay, việc thành lập một doanh nghiệp ngày càng thuận tiện, đơn giản và không tốn nhiều thời gian nhưng để vận hành và duy trì một doanh nghiệp non trẻ vừa đảm bảo tuân thủ quy định vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động là tương đối khó khăn. Theo đó, một trong những điều quan trọng mà người quản lý cần nắm rõ đó là các vấn đề, những việc cần làm, những lưu về thuế, bảo hiểm, lao động… để đảm bảo vận hành doanh nghiệp trơn tru và doanh nghiệp luôn đáp ứng thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

Hình 1: Những lưu ý về thuế, kế toán và các vấn đề liên quan khác cho doanh nghiệp mới thành lập

1. Những lưu ý về các thủ tục hoạt động và đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, các doanh nghiệp mới thành lập cần nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục dưới đây, thứ tự trình bày cũng là trình tự khuyến nghị các doanh nghiệp nên thực hiện:

STT Thủ tục Nội dung Thời hạn Ghi chú
1 Thông báo mẫu dấu Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bãi bỏ quy định về con dấu của doanh nghiệp Không có Hiện tại không có quy định về con dấu, tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập nên khắc dấu và thông báo mẫu dấu riêng của đơn vị, nhằm tăng tính pháp lý và sự tin tưởng cho mục đích quản lý và giao kết các thỏa ước kinh doanh
2 Đăng ký tài khoản ngân hàng Sau khi mở tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp cần phải đăng ký cơ quan thuế theo mẫu 08-MST ban hành theo thông tư 105/2020/BTC-TT ngày 03/12/2020. Trong vòng 10 ngày Quy định trước đây, tài khoản ngân hàng sẽ được thông báo cho Sở kế hoạch đầu tư
3 Mua chữ ký số Doanh nghiệp cần lựa chọn đăng ký mua chữ ký số ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Không có Mỗi nhà cung cấp sẽ có khung giá khác nhau cho từng thời hạn sử dụng (1 năm, 2 năm, 3 năm) từ các nhà cung cấp khác nhau như MISA, BKAV, Viettel, FPT, VNPT,…
4 Đăng ký tài khoản khai thuế/ nộp thuế Sau khi mua chữ ký số cần đăng ký tài khoản khai thuế/ nộp thuế tại trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn  Không có Vào kỳ kê khai thuế, các doanh nghiệp có thể thực hiện khai thuế trực tuyến và nộp thuế trực tuyến tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn 
5 Đăng ký nộp thuế điện tử Tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn đăng ký nộp thuế điện tử bằng chữ ký số Không có Sau khi đăng ký tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn cần nộp thêm mẫu đăng ký cho ngân hàng tại nơi mở tài khoản. Sau khi ngân hàng nhận mẫu đăng ký, doanh nghiệp có thể nộp thuế trực tiếp tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn bằng chữ ký số
6 Nộp lệ phí thuế môn bài Theo khoản 1, điều 1, Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020:   doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên Trước 30/01 năm sau năm mới thành lập
7 Đăng ký lần đầu tại cơ quan thuế Cần nộp các văn bản sau đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp:– Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/ Tổng Giám đốc

– Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán/ Kế toán trưởng

– Đăng ký hình thức kế toán

– Đăng ký phương pháp tính khấu hao

Trong vòng 30 ngày – Có thể nộp cùng mẫu 08-MST – đăng ký tài khoản ngân hàng;– Trường hợp không phải người đại diện pháp luật thực hiện, cần chuẩn bị giấy uỷ quyền và CMND/ căn cước của người nộp hồ sơ;

– Mang theo bản sao công chứng các hồ sơ liên quan như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CMND/ căn cước của người đại diện pháp luật,…

8 Phát hành hoá đơn điện tử Liên hệ, lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp để thực hiện việc thiết kế tạo mẫu hoá đơn. Sau đó, cần lập thông báo phát hành hoá đơn gửi cơ quan thuế quản lý trước khi sử dụng. Ít nhất 2 ngày trước khi bắt đầu sử dụng Hiện nay có Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ có hiệu lực từ ngày 01/07/2022, các doanh nghiệp cần lưu ý mốc thời gian để chuẩn bị cho các sự thay đổi.

Ngoài những thủ tục cơ bản trên, các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý thêm như sau:

  • Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần rà soát lại thông tin đăng ký của mình tại website https://dangkykinhdoanh.gov.vn và www.gdt.gov.vn để đảm bảo thông tin thành lập doanh nghiệp đã phù hợp với hồ sơ đăng ký; kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót;
  • Việc lập tờ khai kê khai thuế có thể thực hiện trực tuyến trên website https://thuedientu.gdt.gov.vn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) của Tổng cục thuế để lập tờ khai thuế tại website www.gdt.gov.vn;
  • Khi có bất kỳ sự thay đổi về thông tin đăng ký thuế, cần thông báo trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi (Điều 36, Luật Quản lý thuế);

Mách nhỏ: Những nội dung trình bày trên, Doanh nghiệp có thể nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, đơn vị cung cấp chữ ký số, đơn vị cung cấp Hóa đơn điện tử tư vấn và thay mặt doanh nghiệp thực hiện doanh nghiệp.

2. Những lưu ý về kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập

Ngoài những lưu ý về thuế, các vấn đề về kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập cũng góp vai trò thiết yếu trong việc duy trì và vận hành doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Doanh nghiệp cần chú ý tới nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ngay từ đầu khi doanh nghiệp mới thành lập để có thể tiến hành hệ thống, bài bản sớm.

Việc thiết lập hệ thống kế toán ban đầu khi đã áp dụng, thường khó thay đổi vì theo nguyên tắc kế toán nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán theo kỳ kế toán. Bên cạnh đó, khối lượng dữ liệu kế toán tích lũy theo thời gian cũng lớn dần, đây cũng là nguyên nhân khó khăn nếu sau một thời gian hoạt động doanh nghiệp mới thay đổi, tổ chức lại công tác kế toán.

Do đó, kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý như sau:

2.1 Chế độ kế toán

Tuỳ theo ngành nghề đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp cần lựa chọn Chế độ kế toán phù hợp với hoạt động của mình:

– Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC – hướng dẫn Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số ít doanh nghiệp áp dụng Thông tư 132/2018/TT-BTC – hướng dẫn Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 210/2014/TT-BTC;

– Trường hợp doanh nghiệp cần hợp nhất báo cáo tài chính, cần tham khảo Thông tư 202/2014/TT-BTC.

Xem thêm về báo cáo tài chính hợp nhất tại đây

2.2 Phần mềm kế toán

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp phần mềm kế toán, mỗi nhà cung cấp đều có những sản phẩm khác nhau phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, tuy nhiên cũng như việc áp dụng chế độ kế toán, các doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù ngành nghề của mình để tối ưu hoá chi phí.

MISA cung cấp phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới có nhiều tính năng tiện ích, với đa dạng các gói phù hợp với quy mô, loại hình của nhiều doanh nghiệp:

  • Starter (Gói 01 người dùng): 07 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp.
  • Standard (Gói 03 người dùng): 11 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ.
  • Professional (Gói 03 người dùng): 16 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax).
  • Enterprise (Gói 03 người dùng): 17 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax), Giá thành.
  • Enterprise Plus (Gói 10 người dùng): 20 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax), Giá thành, Phân tích tài chính, Quản lý ngân sách, Thu nợ.

CTA nhận tư vấn

2.3 Chứng từ kế toán

Doanh nghiệp cần thiết lập mẫu biểu các chứng từ kế toán theo mẫu quy định hoặc hướng dẫn, đảm bảo:

  • Người xét duyệt các chứng từ kế toán phải đúng với chức năng, thẩm quyền;
  • Mỗi chứng từ kế toán đều phải có đầy đủ các thông tin theo quy định của Pháp luật;
  • Đánh số chứng từ kế toán phải liên tục, theo trình tự thời gian.

Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình luân chuyển, lưu giữ và các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình lưu trữ chứng từ kế toán. (Tham khảo thêm điều 16, 17, 18, 19, 21 Luật kế toán 2015).

2.4 Cập nhật quy định của pháp luật

Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật tin tức, thông tin các quy định mới ở các website như:

Website của Bộ Tài Chính: https://www.mof.gov.vn

Website của Tổng Cục Thuế: www.gdt.gov.vn

Website của Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn

3. Các vấn đề liên quan khác cho doanh nghiệp mới thành lập

Ngoài những vấn đề về các thủ tục đăng ký, thuế, kế toán, các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

STT Nội dung Nội dung
1 Đăng ký bảo hiểm ban đầu – Trường hợp đã có người lao động cần đăng ký bảo hiểm, Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ:

  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao công chứng CMND/ Căn cước của người đại diện pháp luật
  • Mẫu TK3-TS Ban hành theo Quyết định 505/QĐ-BHXH
  • Mẫu TK1-TS Ban hành theo Quyết định 505/QĐ-BHXH
  • Mẫu D02-LT Ban hành theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH

Hồ sơ được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại đơn vị cấp quận, huyện mà doanh nghiệp cư trú. Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật cần có giấy uỷ quyền và giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.

– Trường hợp Doanh nghiệp chưa có người lao động cần đăng ký bảo hiểm hồ sơ vẫn giống trường hợp trên tuy nhiên cần làm thêm văn bản giải trình lý do đăng ký bảo hiểm muộn.

– Sau khi nộp hồ sơ thành công, doanh nghiệp sẽ được cấp mã đơn vị. Mã đơn vị được dùng để quản lý mỗi doanh nghiệp của Cơ quan Bảo hiểm xã hội (tương tự Cơ quan thuế quản lý bằng Mã số thuế). Doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm theo mã đơn vị này trong vòng 3 ngày kể từ ngày được cấp để hoàn thành thủ tục đăng ký ban đầu.

2 Báo cáo lao động cho doanh nghiệp mới thành lập Theo điều 4, Nghị định 145/2020/NĐ-CP:– Doanh nghiệp mới thành lập theo biểu mẫu mới từ ngày 15/10/2020 theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP thì không phải khai trình việc sử dụng lao động;

– Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI

https://dichvucong.gov.vn 

3 Thang bảng lương – Theo Điều 93, Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021, khi xây dựng thang, bảng lương các doanh nghiệp chỉ phải:

  • Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động
  • Công bố công khai trước khi thực hiện

– Khi xây dựng thang, bảng lương cần lưu ý mức lương tối thiểu vùng được công bố và điều chỉnh mỗi năm (nếu có)

Xem chi tiết tính lương và các khoản trích theo lương tại đây.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu, khi phát sinh các nghiệp vụ bảo hiểm có thể thực hiện trực tuyến như sau:

– Sử dụng dịch vụ bảo hiểm xã hội của các nhà cung cấp chữ ký số như BKAV, TS24,… nhưng phát sinh thêm phí sử dụng dịch vụ

– Sử dụng website miễn phí của bảo hiểm xã hội https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn 

Kết luận:

Dù mới thành lập, các doanh nghiệp cần lưu ý và kiểm soát chặt chẽ thời hạn từng loại hồ sơ đăng ký, báo cáo, kê khai với các cơ quan ban ngành có liên quan như Thuế, Bảo hiểm,…Việc tuân thủ này, không những giúp các doanh nghiệp đảm bảo các hành vi đúng quy chuẩn của pháp luật hiện hành, tránh những khoản phạt không đáng có mà còn đảm bảo sự an toàn, suôn sẻ và ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp.

MISA AMIS hy vọng qua bài viết, Quý doanh nghiệp, quý anh chị và các bạn độc giả đã có cho mình bức tranh tổng quan về nội dung các công việc phải làm liên quan đến công tác kế toán, thuế, bảo hiểm, lao động… ở doanh nghiệp mới thành lập. Kính chúc Quý doanh nghiệp, các anh chị và các bạn thành công!

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Tài Chính. 2019. Thông tư số: 68/2019/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính Phủ quy định về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ
  2. Chính Phủ. 2020. Nghị định số 22/2020/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính Phủ quy định về Lệ Phí Môn Bài
  3. Chính Phủ. 2020. Nghị định số: 123/2020/NĐ-CP: Quy định về hoá đơn, chứng từ
  4. Chính Phú. 2020. Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
  5. Quốc hội. 2015. Luật số: 88/2015/QH13: Luật Kế toán
  6. Quốc Hội. 2019. Luật số: 38/2019/QH14: Luật Quản Lý Thuế
  7. Quốc Hội. 2019. Luật số: 45/2019/QH14: Bộ Luật Lao động
  8. Quốc Hội. 2020. Luật số: 59/2020/QH14: Luật Doanh Nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *