Khách hàng thường gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn chữ ký số uy tín và đảm bảo an toàn
Hiện nay, để mua được một thiết bị chữ ký số không phải là điều khó khăn với bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Tuy nhiên, lựa chọn mua chữ ký số của đơn vị nào lại không hề dễ dàng, bởi vấn đề bảo mật và định danh trong giao dịch điện tử luôn cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đòi hỏi đơn vị cung cấp phải có nền tảng công nghệ tốt. Chính vì vậy, khách hàng thường gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn chữ ký số uy tín và đảm bảo an toàn.
I. Tiêu chí xác định đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín
Điều quan trọng nhất khi chọn mua chữ ký số là xem xét nhà cung cấp chữ ký số có đảm bảo uy tín hay không. Trước hết, đơn vị đó phải có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời phải có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.
Ngoài ra, không chỉ dựa vào tiếng tăm của thương hiệu, doanh nghiệp khi tìm hiểu thông tin cần cân nhắc cả những tiêu chí đã được Chính phủ quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
1. Điều kiện về chủ thể
Đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số điện tử phải là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Điều kiện về tài chính
Các đơn vị cung cấp muốn được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần:
- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 (năm) tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép
- Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ (trong trường hợp cấp lại giấy phép).
3. Điều kiện về nhân sự
Để đạt tiêu chuẩn cung cấp chữ ký số công cộng hợp lệ, đơn vị cung cấp cần đáp ứng được các tiêu chí về mặt nhân sự như sau:
- Doanh nghiệp phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống
- Nhân sự quy định tại điểm a khoản này phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.
4. Điều kiện về kỹ thuật
Trong các tiêu chí xác định, điều kiện về mặt kỹ thuật là quan trọng nhất đối với một đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ. Nó không chỉ là thước đo sự an toàn của phần mềm mà còn tiêu chí để người dùng lựa chọn được nhà cung cấp đáng tin cậy và có chuyên môn cao. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số cần đảm bảo:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư ố trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần
- Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng
- Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng
- Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet
- Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
b) Có phương án kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;
c) Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
d) Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;
đ) Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số;
e) Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam;
g) Có trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;
h) Có quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Đây là những tiêu chí quan trọng quyết định liệu một đơn vị cung cấp chữ ký số có đáng tin tưởng hay không. Doanh nghiệp trước khi lựa chọn nên cân nhắc kỹ để đưa ra được những quyết định sáng suốt, tránh được những rủi ro trong quá trình sử dụng sau này.
II. Top những nhà cung cấp chữ ký số uy tín trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có gần 20 đơn vị cung cấp chữ ký số điện tử, khiến doanh nghiệp tuy có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn nhưng lại gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định mua của đơn vị nào. Có thể kể đến một vài loại chữ ký số được các doanh nghiệp tin dùng hiện nay như:
- Chữ ký số điện tử MISA eSign của nhà cung cấp MISA
- Chữ ký số Viettel – CA của nhà cung cấp Viettel
- Chữ ký số VNPT – CA của nhà cung cấp VNPT
- Chữ ký số BKAV – CA của nhà cung cấp BKAV
Và còn rất nhiều loại chữ ký số của các đơn vị cung cấp khác.
Những đơn vị này đều có điểm chung là những thương hiệu lớn, có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng cung cấp một hệ sinh thái sản phẩm được tích hợp đồng bộ với nhau, hình thành nên một hệ thống khép kín, tập trung nhằm tăng cường bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu một cách đồng nhất. Nhiều doanh nghiệp thường không để ý đến điều này nhưng đây lại là một vấn đề đáng được quan tâm và cân nhắc. Bởi các sản phẩm công nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì càng cần được nâng cao về mặt bảo mật, an toàn để tránh xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin, dữ liệu của người sử dụng hay thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp.
Hiện nay, MISA không chỉ cung cấp chữ ký số an toàn, bảo mật tuyệt đối đáp ứng đầy đủ những tiêu chí theo Nghị định 130, mà còn là đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp hệ sinh thái phần mềm cho doanh nghiệp. Đây là đơn vị chứng thực chữ ký số đã được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông và có hơn 25 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính – kế toán cho hơn 250.000 doanh nghiệp cùng hàng triệu khách hàng cá nhân.
Chữ ký số điện tử MISA eSign đã và đang chiếm được lòng tin của hàng ngàn doanh nghiệp nhờ những tính năng ưu việt như:
- Tích hợp, đồng bộ với nhiều phần mềm: Hóa đơn điện tử, kế toán, kê khai thuế,… Giúp khách hàng chỉ cần 1 thao tác để vừa ký và phát hành hóa đơn, kê khai thuế,… Việc ký trở nên rất đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Sẵn sàng kết nối với các phần mềm kê khai thuế, BHXH, Hải quan, Bệnh viện,….giúp khách hàng dễ dàng thực hiện ký số và nộp báo cáo cho cơ quan nhà nước
- Được áp dụng theo tiêu chuẩn châu Âu về bảo mật, quản lý con người theo tiêu chuẩn ISO 27000. Đi đầu trong xu hướng chữ ký số sử dụng công nghệ mới.
Đặc biệt, khi được tích hợp trên các phần mềm của MISA như phần mềm kế toán MISA SME.NET, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS,… chữ ký số MISA eSign sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các thao tác nhanh chóng, dễ dàng hơn do có độ tương thích cao. Nhờ vậy, khi thao tác giữa các phần mềm trong hệ sinh thái MISA, mọi thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, tình trạng lỗi kết nối giữa những phần mềm không cùng một nhà cung cấp cũng sẽ không thể xảy ra.
Trên đây là những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số cũng như top những đơn vị uy tín hàng đầu, giúp doanh nghiệp có được những lựa chọn dễ dàng hơn. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian tự tìm hiểu, doanh nghiệp có thể đăng ký nhận tư vấn chi tiết về chữ ký số tại đây:
>> Teach Infinity II: Phần mềm hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy cho giáo viên
>> Phần mềm Whiteboard của màn hình tương tác thông minh Newline hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy
>> 7 yếu tố khác biệt giữa máy chiếu có đèn và máy chiếu không có đèn