Vé điện tử đang dần thay thế cho hình thức vé giấy với một loạt các tiện ích vượt trội trong thời đại ngày nay. Vậy vé điện tử là gì? Thông tư 78 có vai trò gì trong điều chỉnh vé điện tử? Hãy cùng đón xem trong bài viết dưới đây của MISA meInvoice nhé!
Tổng quan về vé điện tử
Vé điện tử là gì?
Vé điện tử là một loại vé kỹ thuật số thay thế cho vé giấy trước đó, được nhận qua các thiết bị điện tử. Thường là 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS,…. Hoặc thanh toán tiền và chờ người giao vé.
Vé điện tử thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng không. Hiện nay toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều đã sử dụng vé điện tử.
Tên tiếng anh của vé điện tử là gì?
Tên tiếng Anh của vé điện tử là electronic ticket, viết tắt là e-ticket, được dùng chủ yếu cho máy bay điện tử, hoặc các loại vé dịch vụ khác như vé tàu điện tử, vé điện thoại, vé xem phim, giải trí điện tử.
Vé điện tử có là hoá đơn điện tử?
Vé điện tử được tính là hoá đơn điện tử.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Có các loại vé điện tử nào?
Vé điện tử thường gồm các loại phổ biến sau:
- Vé máy bay điện tử
- Vé tàu điện tử
- Vé điện thoại điện tử
- Vé xem phim điện tử
- Khác…
Ưu thế của vé điện tử so với vé giấy
Sử dụng vé điện tử đem lại nhiều tiện ích vượt trội hơn vé giấy như sau:
- Dễ dàng quản lý: Trên vé điện tử có mã vạch để soát vé nhanh thay vì phải kiểm tra bằng mắt thường;
- Tiết kiệm thời gian: Có thể lưu trữ bằng thiết bị di động và dữ liệu đám mây nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
- Tránh rủi ro vé giả: Nếu gặp tình trạng vé giả thì 1 ai dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin vé giả chưa có trong hệ thống lưu trữ;
- Tiết kiệm chi phí in ấn vé: Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.
Quy định về vé điện tử
Căn cứ theo Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 20/09/2021 của Bộ Tài chính, tiếp theo đến ngày 29/10/2021 Cục thuế TP Hà Nội đã có thông báo chính thức về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy chuẩn mới quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC thay thế cho hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Để quý độc giả nhanh chóng nắm bắt được quy định và thông báo này, MISA meInvoice xin được tóm tắt chính xác, ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nội dung cho bạn đọc ngay sau đây.
6 điểm doanh nghiệp cần lưu ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử:
- Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
- Giải thích ký hiệu và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử
- Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng có thời điểm riêng
- Quy định xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót
- Quy định hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền
- Một số văn bản về hóa đơn, chứng từ sẽ không còn hiệu lực từ 01/07/2022
Đọc thêm tại: [UPDATE] 6 điểm mới nhất tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC hóa đơn điện tử
Liên quan đến vé điện tử, người dùng cần lưu ý những điều sau:
Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
- Hóa đơn điện tử
a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;
b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
– Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;
– Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);
Hiện nay MISA là nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế và các doanh nghiệp đã sử dụng đánh giá cao về tính bảo mật – an toàn dữ liệu, khả năng tính hợp với các hệ thống phần mềm khác như kế toán, bán hàng, quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, MISA đã có hơn 25 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp số do đó người dùng có thể yên tâm về tiến độ và chất lượng triển khai phần mềm.
Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 0983 862 094 hoặc ĐĂNG KÝ tại: