Ở mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá vốn luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu. Cùng MISA tìm hiểu và hướng dẫn công thức, phương pháp tính giá vốn hàng bán mới và thông dụng nhất.
1. Khái niệm giá vốn hàng bán
1.1. Giá vốn hàng bán là gì?
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, giá vốn hàng bán là một chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Kết hợp cùng khái niệm trên thì cũng cần phân biệt yếu tốc này các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ. Giá vốn chỉ gắn với các sản phẩm đã được tiêu thụ chứ không phải toàn bộ sản phẩm được sản xuất, có quan hệ mật thiết với giá thành sản phẩm.
1.2 Giá vốn hàng bán bao gồm những khoản mục gì?
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 và thông tư 200, khi ghi nhận giá vốn trên báo cáo tài chính, cụ thể là báo cáo kết quả kinh doanh thì giá vốn sẽ bao gồm những khoản mục sau:
- Giá gốc của hàng tồn kho đã bán
- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, thì tính ngay vào giá vốn hàng bán (kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa tiêu thụ)
Lưu ý: Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn.
Theo nguyên tắc phù hợp thì khi bạn ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng vào cùng thời điểm đó. Điều này có nghĩa là giá vốn là một khoản chi phí của doanh nghiệp để góp phần tạo ra doanh thu. Do vậy, xác định thời điểm ghi nhận giá vốn cũng chính là xác định thời điểm ghi nhận một khoản doanh thu của doanh nghiệp.
1.3. Một số ví dụ về tính giá vốn hàng bán
Ví dụ 1: Doanh nghiệp có hàng hoá A tồn 150kg với giá nhập 50.000 đồng/kg.
- Ngày 1 nhập 100kg giá 60.000 đồng/kg
- Ngày 3 xuất bán 200 kg hàng hoá A, giá bán 1
- Ngày 5 nhập 150kg giá 50.000 đồng/kg
Tính giá vốn ?
Ví dụ 2: Doanh nghiệp có tình trạng nhập xuất hàng hoá B trong quý 1 như sau:
Lần 1: Nhập 1000kg hàng hoá B với giá 10.000 đồng/kg
Lần 2: Nhập thêm 3000kg hàng hoá B với giá 12.000 đồng/kg
Lần 3: Xuất bán 1500 kg hàng hoá B với giá 15.000 đồng/kg
Tính giá vốn ?
1.4. Vai trò của giá vốn
Giá vốn hàng bán phản ánh chi phí phát sinh trực tiếp khi sản xuất hàng hóa. Đây là cơ sở để tính tổng chi phí và tính ra các khoản lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tính lợi nhuận gộp – chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường kinh doanh với những biến động không ngừng, giá cả hàng hóa cũng liên tục thay đổi. Do đó các doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận nhập nguồn hàng với một mức giá không ổn định.
Doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại luôn sở hữu nhiều mặt hàng khác nhau. Việc hạch toán giá vốn hợp lý giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu được chi phí một cách chi tiết và chính xác.
Xem thêm: Hạch toán giá vốn hàng bán theo tài khoản 632 chi tiết nhất
2. Công thức tính giá vốn hàng bán
Chúng ta có thể viết công thức tính như sau:
Giá vốn hàng bán = Giá gốc HTK đã bán + Dự phòng giảm giá HTK + Chi phí NVL vượt định mức + CP nhân công, CP sản xuất chung không phân bổ
Trong đó:
- Tại doanh nghiệp thương mại: giá gốc HTK bao gồm giá trị hàng hóa mua về + các chi phí thu mua (chi phí vận chuyển, bốc xếp,…)
- Tại doanh nghiệp sản xuất: giá gốc HTK được tập hợp từ các chi phí chế biến gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và các chi phí liên quan trực tiếp khác (ví dụ như chi phí thiết kế sản phẩm). Tại doanh nghiệp xây lắp thì có thêm chi phí máy thi công.
- Tại doanh nghiệp dịch vụ: không có thành phẩm/hàng hóa tồn kho chờ bán, giá vốn hàng bán được tập hợp bằng các chi phí cung cấp dịch vụ (chi phí nhân viên, công cụ và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát)
Như vậy, mấu chốt trong công thức tính giá vốn là tính được đúng giá gốc của hàng tồn kho như hàng hóa mua về để bán, thành phẩm hoàn thành nhập kho,…
3. Phương pháp tính giá vốn
Có 3 phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho được áp dụng tại Việt Nam như sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Mỗi cách tính trên đều có những cách thức áp dụng riêng, chi tiết như sau:
3.1 Tính theo phương pháp giá đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Đây là phương pháp tính giá dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng loại sản phẩm sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá đích danh thì phải thực hiện các công việc sau:
- Quản lý nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo từng mặt hàng.
- Khi xuất mặt hàng nào thì lấy giá của mặt hàng đó.
Ví dụ: Số liệu nhập kho hàng hóa trong T2/N của doanh nghiệp tập hợp theo bảng sau:
Ngày 17/2/N xuất bán 180 tấn sắt loại 1. Trong đó 150 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 10/2/N, 30 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 18/2/N.
Vậy giá trị hàng xuất kho là bao nhiêu?
Trị giá thực tế 180 tấn sắt loại 1 xuất kho được xác định như sau:
(150 tấn x 10 trđ/tấn) + (30 tấn x 11 trđ/tấn) = 1.830 trđ.
3.2 Tính theo phương pháp FIFO – Nhập trước, xuất trước
Theo chuẩn mực kế toán số 02, phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Công thức tính giá vốn theo phương pháp FIFO thường được dùng để tính các mặt hàng có hạn sử dụng, các cửa hàng điện máy, điện thoại, máy tính thường sử dụng. Còn trong các mô hình tạp hóa bán bán lẻ rất hiếm sử dụng bởi vì các giữ liệu tính toán rắc rối và phức tạp.
Trong thị trường giá tăng, kết quả theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán thấp hơn. Như vậy nó trong điều kiện lạm phát, sẽ làm tăng thu nhập ròng dẫn đến kết quả là mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.
Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/N của công ty A như sau
- Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg
- Tình hình xuất nhập trong kỳ:
Ngày 05/1/N : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
Ngày 10/1/N: Xuất 21.000 kg NVL X
Ngày 15/1/N: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
Ngày 25/1/N: Xuất 8.000 kg NVL X
Đơn giá xuất được tính như sau
Ngày 10/1/N xuất 21.000 kg
Đơn giá xuất : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200
=> Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng
Ngày 25/1/2016 xuất 8.000 kg
Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300
Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng
3.3 Tính theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo chuẩn mực kế toán số 02, với phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Nội dung phương pháp này như sau:
Giá thực tế từng loại xuất kho | = | Số lượng từng loại xuất kho | x | Giá đơn vị bình quân |
Trong đó, giá đơn vị bình quân lại có các cách tính:
Cách 1: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (cuối kỳ | = | Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ | / | Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ |
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm. Nhưng ngược lại, nhược điểm là độ chính xác không cao. Công việc tính toán sẽ bị dồn vào cuối tháng nên công việc trở nên gấp rút, dễ gây sai sót, ảnh hưởng tới quyết toán.
Cách 2: Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của hàng xuất kho.
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập | = | Giá thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập | / | Lượng thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập |
Cách tính theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm của cách trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhưng lại có nhược điểm là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 29, Thông tư 200/2014/TT-BTC, để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp giá bán lẻ.
Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá bán lẻ.
Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
4. Hạch toán giá vốn hàng bán theo Tài khoản 632
Với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán kế toán giá vốn hàng bán cụ thể trong từng trường hợp như sau:
a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, định khoản:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155, 156, 157,…
b) Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn:
– Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn trong kỳ.
4.1. Hạch toán TK 632 Giá vốn hàng bán với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế đi kèm sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155, 156, 157,…
b) Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:
– Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.
Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang; hoặc
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
– Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381),…
– Phản ánh chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.
c) Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
– Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
– Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
d) Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:
– Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư.
– Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thoả mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư) Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,…
– Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có các TK 111, 112, 331, 334,…
– Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
– Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
đ) Phương pháp kế toán khoản chi phí trích trước để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư:
– Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
– Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các tài khoản liên quan.
– Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
e) Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCĐ để sử dụng, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
g) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ các TK 155,156
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
h) Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, , 155, 156 (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).
k) Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chi tiết nhất
3.2 Hạch toán Tài khoản 632 Giá vốn hàng bán với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Đối với doanh nghiệp thương mại:
– Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 611 – Mua hàng.
– Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
b) Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ :
– Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm.
– Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Giá thành sản phẩm.
– Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Cuối kỳ, xác định trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Bài tập ví dụ: Công ty A bán 1 lô hàng trị giá 120.000.000 đồng cho công ty B (theo thoả thuận trong hợp đồng), thuế suất thuế GTGT của mặt hàng này là 10%. Chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn của lô hàng xác định được là 100.000.000 đồng.
Vì 1 nửa lô hàng không đảm bảo đúng quy cách như trong hợp đồng đã ký kết nên công ty B đã trả lại 50% số hàng đã mua ở trước đó.
Biết công ty A áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200.
Kế toán công ty A tiến hành định khoản các bút toán liên quan:
Bước 1: Phản ánh các bút toán liên quan khi bán hàng:
– Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131: 132.000.000
Có TK 5111: 120.000.000
Có TK 3331: 12.000.000
– Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 100.000.000
Có TK 156: 100.000.000
Bước 2: Định khoản bút toán phản ánh việc khách hàng trả lại hàng:
– Phản ánh doanh thu giảm do hàng bị trả lại:
Nợ TK 5212: 60.000.000 (120.000.000 / 2)
Nợ TK 3331: 6.000.000 (60.000.000 * 10%)
Có TK 131: 66.000.000
– Phản ánh giá vốn giảm:
Nợ TK 156: 50.000.000
Có TK 632: 50.000.000
Cuối kỳ kế toán năm: kế toán kết chuyển các khoản làm doanh thu giảm vào tài khoản 5111:
Nợ TK 5111: 60.000.000
Có TK 5212: 60.000.000
5. Cách tính giá vốn trên MISA
5.1 Tính giá vốn hàng bán trên phần mềm MISA AMIS
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp Bình quân cuối kỳ, khi phiếu xuất kho được ghi sổ sẽ chưa có thông tin về đơn giá vốn. Tuy nhiên, kế toán cần thực hiện trước chức năng Tính giá xuất kho.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp Bình quân tức thời hoặc Nhập trước xuất trước, khi phiếu xuất kho được ghi sổ hệ thống sẽ tự động cập nhật giá vốn vào đơn giá xuất của phiếu xuất theo phương pháp đã chọn.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp Đích danh, khi chọn vật tư hàng hoá để xuất kho, hệ thống sẽ hiển danh sách các các chứng từ mua hàng hoặc nhập kho để lựa chọn. Khi đó đơn giá trên chứng từ được chọn sẽ cập nhật vào đơn giá xuất của phiếu xuất kho.
(xem chi tiết tại đây)
Cách tính giá vốn hàng bán trên MISA AMIS Kế toán thực hiện như sau:
- Mở phiếu xuất kho
- Trên các phiếu xuất kho, hệ thống sẽ tính đơn giá vốn của hàng hoá xuất kho căn cứ vào phương pháp tính giá xuất kho đã lựa chọn trên menu Hệ thống\Tuỳ chọn\Vật tư hàng hoá
5.2. Tính giá vốn hàng bán trên phần mềm MISA SME
Về cơ bản, cách chạy giá vốn hàng bán trên MISA SME.Net cũng tương tự trên MISA AMIS Kế toán, tức là các bước setup trước khi tính giá vốn cũng tương tự với từng phương pháp (chi tiết xem tại đây). Tuy nhiên, do cấu hình hiển thị 2 bản phần mềm khác nhau nên anh/chị kế toán có thể nhìn qua ảnh mô tả sau đây:
Chi phí giá vốn là chi phí chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kế toán liên quan đến giá vốn hàng bán cũng tương đối phức tạp, kế toán cần phải nắm rõ các phương pháp tính để xác định giá và hạch toán cho đúng.
Nhằm hạn chế sai sót trong quá trình tính toán, nhầm lẫn tài khoản khi thực hiện công việc hạch toán, kế toán cần tìm đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính chi phí, giá thành cho Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
- Khai báo đối tượng tập hợp chi phí: Cho phép khai báo đối tượng tập hợp chi phí theo từng phương pháp tính giá thành. Phần mềm giải thích từng loại đối tượng tập hợp chi phí áp dụng với phương pháp tính giá thành nào để kế toán biết và lựa chọn.
- Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp: Khi tính giá thành, chương trình sẽ tự động tổng hợp các chi phí phát sinh trực tiếp (thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Tự động phân bổ chi phí sản xuất chung: Với những chi phí phát sinh chung cho nhiều thành phẩm hay nhiều giai đoạn (như chi phí Khấu hao TSCĐ, chi phí phân bổ CCDC…) thì chương trình tự động tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành.
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký để được chuyên gia tư vấn 1-1 phần mềm kế toán online MISA AMIS: