[Mới 2023] Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được biết đến là loại thuế gián thu áp dụng cho các loại hàng hóa nhằm điều tiết tiêu dùng xã hội. Vậy cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như thế nào? Theo dõi nội dung bài viết sau đây của MISA MeInvoice để tìm ra câu trả lời chuẩn xác nhất.

cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế TTĐB
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế TTĐB

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, bạn có thể tìm hiểu những thông tin cần biết về thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế gián thu trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:


1. Công thức tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

công thức tính thuế TTĐB
Công thức tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Tính thuế tiêu thụ đặc biệt chính là xác định số tiền thuế cần nộp đã phát sinh trong quá trình mua bán các loại hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ dùng để xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt cần nộp dựa vào giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất thuế TTĐB.

Công thức chung để xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt là:

Số thuế TTĐB = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 

2. Mức giá áp dụng để tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Tùy vào tính chất của loại hàng hóa, dịch vụ mà các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh sẽ có cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Dưới đây là những trường hợp xác định giá chịu thuế TTĐB theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)


1 + Thuế suất thuế TTĐB

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa chịu thuế

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT


1+ Thuế suất thuế TTĐB

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại hàng hóa gia công

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán của cơ sở gia công chưa có thuế GTGT và thuế TTĐB

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với các dịch vụ

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT


1+ Thuế suất thuế TTĐB

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ tương đương.

3. Thuế suất, biểu thuế tiêu thụ đặc biệt 2023

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hóa
1 Thuốc lá dạng điếu, xì gà và các loại chế phẩm khác được sản xuất từ cây thuốc lá. 75
2 Rượu
  1. Có từ 20 độ trở lên
65
b) Có từ 20 độ trở xuống 35
3 Bia 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g
– Dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 40
– Dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
– Dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
– Dung tích xi lanh từ trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
– Dung tích xi lanh từ trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
– Dung tích xi lanh từ trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
– Dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi 15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 10
d) Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa
– Dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
– Dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
–  Dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với chạy bằng điện (lượng xăng sử dụng không quá 70%) Bằng 70% đối với thuế suất cho xe cùng loại
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% đối với thuế suất cho xe cùng loại
g) Xe ô tô chạy điện
(1) Sử dụng pin
– Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 3
+ Từ ngày 01/3/2027 11
– Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 2
+ Từ ngày 01/3/2027 7
– Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 1
+ Từ ngày 01/3/2027 4
– Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa
+ Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 2
+ Từ ngày 01/3/2027 7
(2) Sử dụng điện khác
– Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ 15
-Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi 10
– Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 5
– Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa 10
5 Xe mô tô hai bánh, ba bánh với dung tích xi lanh từ 125 cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại
a) Xăng 10
b) E5 8
c) E10 7
9 Điều hòa có công suất 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Hoạt động kinh doanh vũ trường, bar 40
2 Hoạt động kinh doanh mát-xa, karaoke 30
3 Hoạt động kinh doanh casino, trò chơi trúng thưởng 35
4 Hoạt động kinh doanh đặt cược 30
5 Hoạt động kinh doanh gon bao gồm cả bán thẻ hội viên 20
6 Hoạt động kinh doanh xổ số 15

4. Bài tập mẫu về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

bài tập về tính thuế TTĐB
Bài tập về cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Đề bài:

Tháng 6/202X công ty A có phát sinh nghiệp vụ kế toán về thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Nhập khẩu 405 hộp thuốc lá ngoại loại 2 với giá mua tại cửa khẩu nhập $30/hộp (tỷ giá 1 đô = 23.700), chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng là $300. Hàng chưa về đến kho của công ty mà đang ở kho cảng. Sản xuất từ hộp thuốc lá nhập ở trên cho ra 400 hộp thuốc lá loại 1.Tổng chi phí để sản xuất 1 hộp thuốc lá loại 1 là 300.000 đồng (bao gồm các loại chi phí khác).

Công ty phân chia thuốc lá như sau:

+ Công ty gửi bán tại các đại lý 100 hộp thuốc lá loại 1.

+  Bán cho doanh nghiệp F 200 hộp loại 1 có giá $120/hộp.

Tính khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, và định khoản thuế TTĐB.

Biết rằng:

  • Mức thuế suất thuế TTĐB cho mặt hàng thuốc là là 50%
  • Giá trị thuế giá trị gia tăng với mặt hàng nhập khẩu là 10%
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá là 75%
  • Thuế GTGT với mặt hàng xuất khẩu là 0%

Bài làm

Thuế nhập khẩu cần phải nộp

Thuế nhập khẩu phải nộp = 

(( Số lượng x Đơn giá) + Chi phí vận chuyển và Bảo hiểm ) x Thuế suất nhập khẩu

= (405 x ($30 x 23.700) + $300 x 23.700) x 50%

= 147.532.500 (VND)

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

Thuế TTĐB phải nộp = ((Số lượng hàng hóa NK x Giá tính thuế NK) + Chi phí liên quan + Thuế NK) x Thuế suất thuế TTĐB

= (405 x ($20 x 23.700) + ($300 x 23.700) + 147.532.500) x 75%

= 259.959.375 (VND)

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp

= ((405 x ($30 x 23.700) + ($300 x 23.700) + 147.532.500 + 259.959.375) x 10%

= 60.657.187,5 (VND)

Định khoản, hạch toán

– Tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị hàng:

Nợ TK 151 = 295.065.000 + 147.532.500 + 259.959.375 = 702.556.875

Có TK 3333 (Thuế nhập khẩu): 147.532.500

Có TK 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt): 259.959.375

Có TK 111, 112: 295.065.000

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ:

Nợ TK 1331: 60.657.187,5

Có 33312: 60.657.187,5

– Khi nộp tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, GTGT:

Nợ TK 33312: 60.657.187,5

Nợ TK 3333: 147.532.500

Nợ TK 3332: 259.959.375

Có TK 111, 112: 468.149.062,5

– Khi hàng về đến khi kế toán hạch toán:

Nợ TK 156: 606.571.875

Có 151: 606.571.875

– Nếu có phát sinh thêm chi phí vận chuyển và bảo hiểm:

Nợ TK 156:

Nợ TK 1331:

Có TK 111, 112, 131:

– Khi xuất hàng nhập để sản xuất:

Nợ TK 154: 606.571.875

Có TK 156: 606.571.875

– Khi nhập kho thành phẩm:

Nợ TK 155: 120.000.000

Có TK 154: 120.000.000

Gửi bán lại đại lý 100 hộp thuốc lá loại 1:

Nợ TK 157: 300.000.000

Có TK 155: 300.000 x 100

– Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131: 568.800.000

Có TK 5112: 568.800.000

Có TK 333: 0

– Phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: 200 x 300.000 = 60.000.000

Có TK 155: 60.000.000

5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho năm 2023 mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp nghiệp vụ kế toán dễ dàng hơn đối với loại thuế gián thu này. Nếu thấy nội dung hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến những người đang quan tâm đến thuế tiêu thụ đặc biệt để cùng tham khảo.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TN cá nhân điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *