Nhiệm vụ chính của kế toán chi phí là giúp cấp quản lý hiểu được chi phí vận hành của doanh nghiệp. Vậy kế toán chi phí là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí trong doanh nghiệp? Hãy cùng MISA MeInvoice tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu về kế toán chi phí, bạn có thể tìm hiểu những thông tin tổng quan về kế toán, mức lương và lộ trình thăng tiến để hiểu tổng quan về ngành này.
1. Kế toán chi phí là gì?
Kế toán chi phí (trong tiếng Anh là Cost Accounting) là nhân sự đảm nhận việc thu thập, ghi chép và thực hiện phân loại mọi chi phí phát sinh có liên quan đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, kế toán chi phí đóng vai trò quan trọng trong công tác hợp lý hóa quy trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và đem đến những lợi nhuận cao hơn cho doanh số bán sản phẩm riêng.
2. Kế toán chi phí có vai trò gì?
Trong doanh nghiệp, kế toán chi phí có các vai trò quan trọng như sau:
– Quản lý các khoản chi phí của doanh nghiệp: Kế toán chi phí có trách nhiệm phân loại chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí chính, chi phí bán hàng, chi phí của nhà máy… thông qua đó, giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của doanh nghiệp và xác định được nguồn thu lợi nhuận của quy trình và hoạt động của công ty.
– Đo lường và tính giá thành của sản phẩm: Kế toán chi phí có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đo lường giá vốn của những nguồn lực đã được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào đó để tính giá bán ra sản phẩm sao cho hợp lý với mức chi phí đã đầu tư.
– Kiểm soát quản lý: Việc kế toán chi phí cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí cho cấp quản lý ở các bộ phận khác nhau, sẽ giúp cho người quản lý giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và ngược lại, nhà quản lý quản trị tốt doanh nghiệp có những giải pháp hoạt động quản lý chi phí hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí, hạn chế được sự lãng phí và từ đó đạt được những mục tiêu kinh doanh.
– Kiểm soát chiến lược: Những thông tin, số liệu mà kế toán chi phí cung cấp đều mang tính lâu dài, phản ánh thực trạng hiện tại doanh nghiệp. Từ cơ sở này, cấp quản trị có thể đề ra những kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
3. Kế toán chi phí đảm nhận những công việc gì?
Các đầu việc cụ thể của kế toán chi phí trong doanh nghiệp bao gồm:
– Ghi chép, gửi dữ liệu để hướng đến tính minh bạch sản phẩm.
– Thực hiện báo cáo chi phí để gửi cấp lãnh đạo và lập những chi phí tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh về quản lý, lao động, vận chuyển…
– Thường xuyên thực hiện điều chỉnh những báo cáo chi phí khác nhau trên các hệ thống phần mềm để đảm bảo tính chính xác cao về số lượng chi phí.
4. Các câu hỏi thường gặp về kế toán chi phí
4.1 Có các loại kế toán chi phí phổ biến nào?
Có 2 loại kế toán thường gặp là: Kế toán chi phí bán hàng và Kế toán chi phí doanh nghiệp.
4.2 Nghiệp vụ của Kế toán chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng là tất cả các khoản chi phí phát sinh có liên quan tới các hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: phí thuê nhân viên bán hàng, phí vật liệu bao bì, dụng cụ, đồ dùng, phí khấu hao tài sản cố định, bảo hành sản phẩm, phí dịch vụ mua ngoài,…
Tài khoản kế toán chi phí bán hàng sử dụng là TK 641 – Chi phí bán hàng để tập hợp và thực hiện kết chuyển những chi phí phát sinh trong thực tế ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lao vụ và TK 641 có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể:
STT | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK6411 | Chi phí nhân viên |
2 | TK6412 | Chi phí vật liệu |
3 | TK6413 | Chi phí dụng cụ đồ dùng |
4 | TK6414 | Chi phí khấu hao TSCĐ |
5 | TK6415 | Chi phí bảo hành |
6 | TK6417 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
7 | TK6418 | Chi phí bằng tiền khác |
4.3 Nghiệp vụ của Kế toán chi phí doanh nghiệp là gì?
Chi phí doanh nghiệp là tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ những hoạt động của cả doanh nghiệp và không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Các khoản phí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định, thuế và lệ phí, những chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và những chi phí bằng tiền khác,…
Tài khoản kế toán chi phí doanh nghiệp sử dụng là TK 642 với 8 tài khoản cấp 2, cụ thể đó là:
STT | Tài khoản | Chi phí |
1 | TK6421 | Chi phí nhân viên quản lý |
2 | TK6422 | Chi phí vật tư quản lý |
3 | TK6423 | Chi phí đồ dùng văn phòng |
4 | TK6424 | Chi phí khấu hao TSCĐ |
5 | TK6425 | Thuế, phí, lệ phí |
6 | TK6426 | Chi phí dự phòng |
7 | TK6427 | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
8 | TK6428 | Chi phí bằng tiền khác |
Bên cạnh đó, kế toán chi phí doanh nghiệp còn có thể sử dụng các tài khoản khác như là: TK 111, 112, 331…
Tạm kết
Trên đây là các thông tin về vai trò và công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: