Một trong những yếu tố đánh giá tiềm lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nhà đầu tư hay sử dụng nhất đó chính là biên lợi nhuận gộp. Việc nắm rõ khái niệm, công thức hay cả các ý nghĩa liên quan tới biên lợi nhuận sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác hơn. Cùng MISA AMIS “đào sâu” khái niệm này qua bài viết sau.
1. Biên lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.
Vì thế, người ta thường sử dụng thêm chỉ số mang tính tương đối dễ dàng phục vụ cho việc so sánh, đánh giá như là biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (lợi nhuận gộp biên hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp, tiếng anh là gross profit margin hay gross margin) là chỉ số cho bạn biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
2. Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Khái niệm trên được diễn giải từ công thức sau:
Biên lợi nhuận gộp (%) | = | Lợi nhuận gộp | = | Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán |
Doanh thu thuần | Doanh thu thuần |
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán là các chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hóa/dịch vụ đã bán ra. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ các việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu >> Chi tiết tại bài viết: Doanh thu thuần là gì
- Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại. >> Chi tiết tại bài viết: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và những điều cần biết
>> Xem thêm các loại biên lợi nhuận khác tại đây
Bài tập ví dụ
Cùng MISA AMIS vận dụng kiến thức trên với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinamilk giai đoạn 6 tháng năm 2019:
Bước 1: Tính lợi nhuận gộp
Từ các dữ liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn hãy tổng hợp và tính lợi nhuận gộp theo bảng sau:
Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): | (triệu đồng) |
Doanh thu thuần (a) | 27,788,261 |
Giá vốn hàng bán (b) | 14,619,313 |
Lợi nhuận gộp (c) = (a) – (b) | 13,168,948 |
Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu Lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo. Việc tính toán lại nhằm giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc của chỉ tiêu này.
Bước 2: Tính biên lợi nhuận gộp
Ở bước này, bạn chỉ cần lấy Lợi nhuận gộp đã tính ở trên chia cho Doanh thu thuần như bảng dưới đây:
Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): | (triệu đồng) |
Doanh thu thuần (a) | 27,788,261 |
Lợi nhuận gộp (c) | 13,168,948 |
Biên lợi nhuận gộp (d) = ((c) / (a))*100 | 47.39% |
Như vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM trong 6 tháng đầu năm 2019 là 47.39%.
Tức là, trong 6 tháng đầu năm 2019, với 100 đồng doanh thu tạo ra thì VNM thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.
Trước đây, đến cuối quý, cuối năm thì kế toán mới tính toán ra biên lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay các phần mềm kế toán thế hệ mới như MISA AMIS, MISA SME đã tính toán các chỉ số này tự động, cung cấp theo thời gian thực, giúp các nhà quản trị nắm được tình hình tài chính kịp thời, chính xác hơn.
>>> TRẢI NGHIỆM 15 NGÀY DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM MISA AMIS KẾ TOÁN |
3. Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Lợi nhuận gộp chỉ tính đến các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và không tính đến mức độ ảnh hưởng của các khoản như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, thu nhập khác… Bởi vậy, biên lợi nhuận gộp chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp có chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp thấp hơn trung bình ngành mà doanh thu không có nhiều khác biệt thì nghĩa là khả năng kiểm soát chi phí tại khâu sản xuất của doanh nghiệp đang kém.
4. Phân biệt biên lợi nhuận gộp với biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận hoạt động
Chỉ số biên lợi nhuận thuần có hạn chế đó là chưa thể hiện được hết việc quản trị chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả, có đóng góp như thế nào trong hiệu quả hoạt động chung. Khi đó, nhà quản trị và nhà đầu tư sẽ cần xem xét thêm biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng. Vì cùng là liên quan đến “biên lợi nhuận” nên các khái niệm này rất dễ gây nhầm lẫn nếu không hiểu rõ bản chất.
Mỗi chỉ số biên lợi nhuận sẽ gắn liền với một loại lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh. “Lợi nhuận gộp” xuất hiện đầu tiên, sau đó đến “lợi nhuận trước thuế” và cuối cùng là “lợi nhuận ròng” (lợi nhuận sau thuế). Cùng theo dõi phân tích dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm này.
Tiêu chí | Biên lợi nhuận gộp | Biên lợi nhuận hoạt động | Biên lợi nhuận ròng |
Công thức | =LN gộp / DT thuần | = LN trước thuế / DT thuần | = LN sau thuế / DT thuần |
Diễn giải | Với mỗi 100 đồng DT thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN gộp | Với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN trước thuế | Với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LN sau thuế |
Ý nghĩa | Phản ánh rõ về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp | Đánh giá rõ hơn hiệu quả của các khoản chi phí (bao gồm cả giá vốn, CP bán hàng, quản lý DN) khi tham gia vào quá trình kinh doanh. | Cho biết khả năng doanh nghiệp chuyển doanh thu thành lợi nhuận tốt như thế nào. Nhà đầu tư sẽ nhìn thấy với 1% gia tăng của doanh thu thì cổ tức mà họ nhận được sẽ tăng tương ứng bao nhiêu % |
5. Biên lợi nhuận gộp như thế nào thì tốt?
Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt ta cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành. Về cơ bản, một chỉ số biên lợi nhuận gộp tốt sẽ có đặc điểm như sau:
Biên lợi nhuận gộp có xu hướng tăng qua các thời kỳ: Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận tăng qua các thời kỳ là tín hiệu tích cực. Nó cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm khiến hiệu quả được cải thiện liên tục.
Biên lợi nhuận gộp cao hơn so với trung bình ngành: Biên lợi nhuận thấp chưa thể khẳng định một công ty hoạt động kém. Điều quan trọng là bạn phải so sánh chỉ tiêu này giữa các công ty trong cùng một ngành thay vì so sánh chúng giữa các ngành. Nếu chỉ số này cao hơn so với chỉ số của toàn ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, làm ăn có lãi hơn các đối thủ cùng ngành.
6. Nên sử dụng biên lợi nhuận gộp trong trường hợp nào?
Biên lợi nhuận gộp sẽ phù hợp để phân tích những ngành như sản xuất công nghiệp nặng, logistics/vận tải, nông nghiệp, khai thác/chế biến khoáng sản; các lĩnh vực nặng về đầu tư tài sản cố định như: dầu khí, tiện ích cộng đồng, sản xuất điện nước.
Các nhóm ngành này có đặc điểm là buôn bán trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Cho nên, việc ứng dụng công nghệ để tăng năng suất nhà máy; tiết kiệm chi phí nguyên liệu chính là lợi thế cạnh tranh của các nhóm ngành này. Điều này sẽ làm giảm giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Vì thế việc tập trung vào biên lợi nhuận gộp sẽ hữu ích mà không cần dùng tới các loại lợi nhuận khác của báo cáo tài chính.
7. Làm sao để theo dõi biên lợi nhuận chính xác, liên tục?
Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp số liệu để tính toán biên lợi nhuận hay các chỉ số khác một cách thủ công, CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng các chỉ số tài chính của công ty nhờ Phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:
- Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
- Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
Đặc biệt, AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.
Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!
>>> TRẢI NGHIỆM 15 NGÀY DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM MISA AMIS KẾ TOÁN |