Mẫu sổ cái tài khoản 111 là một trong những văn bản các kế toán thường xuyên sử dụng nhằm ghi lại các nghiệp vụ tài chính, kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Mẫu sổ tài khoản này như thế nào? Kết cấu và phương pháp ghi ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vướng mắc kể trên.
1. Sổ cái là gì?
Sổ cái kế toán (Ledger) là sổ kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ hoặc niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả… Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái để đủ ghi chép trong một niên độ kế toán (tháng/quý/năm).
Hiểu đơn giản, sổ cái kế toán chính là sổ kế toán tổng hợp ghi chép lại toàn bộ quá trình giao dịch của doanh nghiệp theo từng loại tài khoản cụ thể.
2. Đặc điểm và ý nghĩa của sổ cái
2.1. Đặc điểm của sổ cái
Sổ cái có những đặc điểm dưới đây, người làm công tác kế toán cần lưu ý để thực hiện theo đúng các yêu cầu:
- Mỗi tài khoản có thể được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái để đảm bảo ghi chép đầy đủ trong một niên độ kế toán
- Sổ cái được mở cho từng tài khoản trong toàn bộ tài khoản sử dụng ở doanh nghiệp
- Các số dư đầu kì, số dư cuối kì và số biến động của đối tượng mở sổ đều được ghi chép trong sổ cái tài khoản
- Thông tin trong sổ cái là loại thông tin đã được hệ thống hóa theo đối tượng hay tài khoản mở sổ
2.2. Ý nghĩa của sổ cái tài khoản 111
- Sổ cái tài khoản có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp, cụ thể:
- Sổ cái tài khoản là cơ sở để doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
- Sổ cái tài khoản giúp doanh nghiệp so sánh được tình hình kinh doanh, lợi nhuận hay thua lỗ để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
- Là cơ sở để đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp thông qua:
+ Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các khoản thu chi bất thường
+ Hỗ trợ tra cứu đối chiếu để kiểm tra
Sổ cái tài khoản 111 rất quan trọng vì giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ biến động thu-chi tiền, là căn cứ đối chiếu, so khớp với các giao dịch ở các phần hành khác. Đồng thời dựa trên kết quả tổng hợp từ sổ cái, kế toán tiền và thủ quỹ có thể khớp số hằng ngày để đảm bảo không có sai lệch.
3. Tải mẫu sổ cái tài khoản 111
Sổ cái theo hình thức nhật ký chung được ban hành theo mẫu số S03b-DN kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Đơn vị:……………………Địa chỉ:………………….. | Mẫu số S03b-DN(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Năm…
Tên tài khoản …………..
Số hiệu………
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Nhật ký chung | Số hiệu | Số tiền | |||
Số hiệu | Ngày tháng | Trang sổ | STT dòng | TKđối ứng | Nợ | Có | ||
A | B | C | D | E | G | H | 1 | 2 |
– Số dư đầu năm– Số phát sinh trong tháng | ||||||||
|
||||||||
– Cộng số phát sinh tháng– Số dư cuối tháng
– Cộng luỹ kế từ đầu quý |
- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ….
- Ngày mở sổ:…
>> Tải ngay mẫu sổ cái tài khoản 111 tại đây |
4. Cách ghi sổ cái tài khoản 111
Sổ Cái được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ kế toán.
Cách ghi Sổ Cái tài khoản 111 như sau:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của phiếu thu, phiếu chi làm căn cứ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.
- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ thu/chi tiền
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ
Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có).
Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu kỳ của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Ví dụ về cách ghi sổ cái tài khoản 111 – tiền mặt:
Các nghiệp vụ liên quan đến quỹ – tiền mặt thường gặp nhiều rủi ro như sai sót trong tồn quỹ và số ghi sổ… Do đó, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA sẽ giúp kế toán hạn chế tối đa các sai sót và tiết kiệm thời gian, công sức một cách hiệu quả.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS cho phép kế toán doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quỹ – tiền mặt nhanh chóng, chính xác:
- Tự động thực hiện các nghiệp vụ thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng (bằng tiền mặt)
- Hoàn thuế GTGT bằng tiền mặt
- Thu hoàn ứng bằng tiền mặt sau khi quyết toán tạm ứng
- Thu khác bằng tiền mặt
- Kiểm tra số dư trên sổ quỹ và sổ tiền mặt
- Cho phép xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
- Trường hợp mua hàng, bán hàng thu tiền ngay bằng tiền mặt phần mềm cho phép lập chứng từ mua hàng, bán hàng, kế toán quỹ không phải lập chứng từ thu tiền (Phiếu thu, Nộp tiền vào tài khoản) trên phân hệ Quỹ.
Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn!