Bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133 và TT 200

Bảng tính khấu hao tài sản cố định là một trong những mẫu bảng quan trọng nhằm phản ánh số khấu hao tài sản cố định phải trích vào chi phí hàng tháng. Hãy cùng MISA AMIS cập nhật mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133 và thông tư 200

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Theo mục 9 điều 2 thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định:

“Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”

Việc trích khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phù hợp và thu hồi số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định.

Doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều cần nắm bắt các số liệu cụ thể để phản ánh và đánh giá đúng khoản khấu hao tài sản cố định phải trích và phân bổ số khấu hao đó, giúp kế toán doanh nghiệp biết được có thể hạch toán cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng.

profit margin là gì

2. Hướng dẫn cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

Bảng tính khấu hao tài sản cố định dùng để phản ánh số khấu hao tài sản cố định phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng.

2.1. Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng tính khấu hao tài sản cố định

Kết cấu của bảng tính khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Hàng dọc: Số khấu hao tài sản cố định dựa vào từng đối tượng sử dụng tài sản cố định
  • Hàng ngang: Số khấu hao được tính trong tháng trước và tháng này hay còn gọi là sự tăng, giảm của số khấu hao

Cơ sở để lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

  • Dựa vào dòng khấu hao đã tính từ tháng trước để lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định tháng trước
  • Khi có sự tăng, giảm số khấu hao tài sản cố định thì những số chênh lệch này phải được phản ánh chi tiết theo đúng quy định hiện hành  về khấu hao tài sản cố định
  • Giá trị điền vào dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng công thức sau:

Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao tính tháng trước +/- Số khấu hao tăng/giảm trong tháng

  • Để lưu trữ lại giá trị số khấu hao phải trích tháng này trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán doanh nghiệp cần sử dụng bảng kê, nhật ký – chứng từ và sổ kế toán

2.2. Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

  • Cột STT: Kế toán doanh nghiệp ghi theo số thứ tự TSCĐ đưa vào tính khấu hao
  • Cột Mã TSCĐ: Là mã của TSCĐ do doanh nghiệp đặt phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
  • Cột Tên tài sản cố định: Tên chi tiết của máy móc, phương tiện, dụng cụ,… và được lấy trên thẻ TSCĐ
  • Cột Ngày tính khấu hao: Là ngày ghi tăng TSCĐ

Lưu ý: Ngày ghi Nợ TK211 = ngày ghi tăng TSCĐ = ngày bắt đầu tính khấu hao TSCĐ

  • Cột Nguyên giá TSCĐ: Lấy trên thẻ TSCĐ
  • Cột số năm khấu hao: Ghi số năm khấu hao của TSCĐ đó

Số năm khấu hao này được lấy theo khung khấu hao TSCĐ được ban hành tại thông tư 45/2013/TT-BTC

  • Cột Mức khấu hao tháng: là giá trị khấu hao cho 1 tháng

Cách xác định: Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ / (12 x số năm khấu hao)

  • Cột Số khấu hao lũy kế đầu kỳ: Là Tổng giá trị của TSCĐ đã được đưa vào làm chi phí ở các kỳ trước

Cách xác định như sau: Lấy từ cột số khấu hao lũy kế cuối kỳ của kỳ trước.

Hoặc tính bằng công thức:

Số khấu hao lũy kế đầu kỳ = Mức khấu hao tháng x tổng số tháng đã khấu hao.

  • Cột số khấu hao từng tháng:

+ Nếu khấu hao trọn tháng => Bằng mức khấu hao tháng

+ Nếu khấu hao không trọn tháng (không đủ tháng) => Thực hiện tính theo số ngày trích khấu hao.

Với tháng cuối cùng: Số khấu hao từng tháng = Nguyên giá – giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước.

  • Cột Số khấu hao trong năm: Bằng tổng số tháng đã khấu hao trong năm (Giá trị của tài sản đã đưa vào làm chi phí khấu hao trong kỳ hiện tại).
  • Cột Số khấu hao lũy kế cuối kỳ: Là tổng giá trị của TSCĐ đã được đưa vào làm chi phí tính đến hết kỳ hiện tại.

Cách xác định:

Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số khấu hao lũy kế đầu kỳ + Số khấu hao trong kỳ (trong năm)

  • Cột Giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được đưa vào làm chi phí cho các kỳ tiếp theo

Công thức xác định: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế cuối kỳ.

  • Cột Ghi chú: ghi các chú ý cần thiết như ngày hết khấu hao, tài sản đã thanh lý, tài sản đã sửa chữa…

Lưu ý:

  • Bảng tính khấu hao TSCĐ được lập theo tháng (kỳ là theo tháng).
  • Với những tài sản đã qua sử dụng (tài sản mua cũ, mua lại) thì xác định thời gian trích khấu hao như sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ = (Giá trị hợp lý của TSCĐ / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100%) x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới.

  • Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ:

Nợ TK 6422

Nợ TK 6421

Có TK 214

3. Mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133 và TT 200

  • Mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo mẫu 06-TSCĐ thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị…………………Bộ phận: ………………

Số:………….

Mẫu số 06 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng….. năm…..

Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụngToàn DN TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành SX) TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh TK 241 XDCB dở dang TK 242 Chi phí trả trước TK 335 Chi phí phải trả
Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động ……
Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 I. Số khấu hao trích tháng trước
2 II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng–
3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng–
4 IV. Số KH trích tháng này (I + II – III)
Cộng x

Ngày…. tháng …. năm….

Người lập bảng                                                                                Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)                                                                                            
(Ký, họ tên)

>> Tải ngay mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133 TẠI ĐÂY

 

Mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo mẫu 06-TSCĐ thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị:…………… Mẫu số 06-TSCĐ
Bộ phận………………
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Số:………..

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng…….năm……

SốTT Chỉ tiêu Tỷ lệkhấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng         Nơi sử dụng TK 627 – Chi phísản xuất chung TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công TK 641 Chi phí bán hàng TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp TK 241 XDCB dở dang TK 242 Chi phí trả trước dài hạn TK 335 Chi phí phải trả
Toàn DN Phân xưởng (sản phẩm) Phân xưởng (sản  phẩm) Phân xưởng(sản  phẩm) Phân xưởng (sản phẩm)
Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 14
1 I.  Số khấu hao trích     tháng trước
2 II .  Số KH TSCĐ tăng      trong tháng
3 III.  Số KH TSCĐ      giảm trong tháng
4 IV.  Số KH trích tháng      này (I + II – III)
Cộng x

Ngày…. tháng …. năm….

Người lập bảng                                                                                Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)                                                                                            
(Ký, họ tên)

>> Tải ngay mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo thông tư 200 TẠI ĐÂY

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán, trong đó có nghiệp vụ khấu hao tài sản cố định, các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ quản lý tự động giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả. Các công cụ như phần mềm kế toán online AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khấu hao tài sản cố định, cụ thể như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ chi tiết tại các phòng ban: TSCĐ nào mới được ghi tăng/giảm trong kỳ, chưa được tính khấu hao hết, đã khấu hao xong hoặc TSCĐ nào có sự điều chỉnh…
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng để tính lãi lỗ theo bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.

 

Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *