Chuyển đổi số đã thay đổi diện mạo như thế nào sau đại dịch 2020

Sau đại dịch năm 2020 các giải pháp chuyển đổi số đã có những xê dịch như thế nào? Đại dịch đã làm thay đổi tư duy của con người về chuyển đổi số, nó không chỉ là công nghệ mà còn là mô hình làm việc từ xa, sử dụng phần mềm tự động hóa tất cả công việc thủ công, loại bỏ giấy tờ tại văn phòng, tăng kết nối ở mọi nơi và sử dụng dữ liệu lớn không gian phục vụ kinh doanh.

Vậy những doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào sau đại dịch 2020 và những thay đổi đó có tiếp tục duy trì khi đại dịch chấm dứt hoàn toàn? Theo dõi ngay bài phân tích dưới đây:

Những “điểm mới” tại các doanh nghiệp sau đại dịch năm 2020

Dịch COVID-19 đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, trong đó các doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng không nhỏ. Để đối phó với sự giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào?

1. Doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công nghệ

Trong đại dịch, các doanh nghiệp phải đối mặt với cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự, thu nhỏ quy mô, quy trình làm việc bị xáo trộn,… Điều đáng sợ nhất là nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản. Công nghệ trở thành giải pháp duy nhất giúp doanh nghiệp vấn đề làm việc từ xa, bán hàng online, quản trị từ xa,… Đó là lý do các phần mềm làm việc trực tuyến như Zoom, Teams,…có doanh số tăng thần kỳ. 

Các ý tưởng đầu tư vào công nghệ bắt đầu được các doanh nghiệp chú ý sau đó. Đầu tiên là phục vụ nhu cầu làm việc nội bộ doanh nghiệp. Sau đó, các dự án công nghệ đã được các doanh nghiệp rót vốn đầu tư. 

Tại sao công nghệ – giải pháp chuyển đổi số lại trở thành một làn sóng dữ dội như vậy?

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu toàn cầu Mckinsey chỉ ra rằng: Công ty họ có thể tăng hiệu suất công việc lên 15-20 lần sau khi áp dụng công nghệ tự động hóa.

Có thể thấy, giải pháp chuyển đổi số vốn đã được các doanh chú trọng nhưng những năm trước nó còn thiếu sự ưu tiên. COVID-19 đã đưa “chuyển đổi số” lên vị trí ưu tiên số 1. 

2. Dùng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Các công nghệ giải pháp chuyển đổi số như chatbot, phần mềm CRM, phần mềm bán hàng,… ngày càng “nở rộ” ngay khi đại dịch bắt đầu trở nên căng thẳng.

Trong bối cảnh các giao dịch 90% được thực hiện qua các kênh giao dịch, các doanh nghiệp quan tâm hơn đến trải nghiệm của khách hàng. Lý do vì khách hàng không được trải nghiệm thực tế sản phẩm. Mặt khác, nguy cơ khách hàng tìm đến nhà cung cấp khác có tỷ lệ cao hơn khi các phần mềm tiên tiến trên thị trường ngày càng phát triển.

3. Xem các giải pháp chuyển đổi số công nghệ như một phương tiện để đổi mới và phát triển

Trước đại dịch, nhiều doanh nghiệp xem công nghệ như một phương tiện để tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu không cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp đã cho rằng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mang lại cơ hội to lớn để đổi mới và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

4. Đầu tư nhiều hơn vào an ninh mạng

Trung bình mất trung bình các vi phạm an ninh mạng mất 280 ngày để xác định và ngăn chặn. Đây là thời gian tương đối lớn để tội phạm tàn phá hệ thống máy tính của công ty. Tình trạng này tiêu tốn của các công ty trung bình 3,86 triệu đô la.

Với sự gia tăng của công việc từ xa trong đại dịch, các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc tăng chi tiêu cho an ninh mạng.

5. Số hóa – loại bỏ giấy tờ thủ tục hành chính

Đại dịch đã buộc mọi người phải làm việc từ xa do đó những giấy tờ, thủ tục cũng cần được chuyển sang giao dịch điện tử. Từ đơn từ, đề xuất, hợp đồng, hóa đơn,…đều được gửi đi thông qua hình thức trực tuyến.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã có những bước đầu số hóa giấy tờ như ký số hợp đồng, giao việc, nhận bàn giao sản phẩm, xuất hóa đơn thông qua mạng internet.

Giải pháp chuyển đổi số sẽ thay đổi như thế nào khi đại dịch chấm dứt?

Nhiều doanh nghiệp tự hỏi sau khi kết thúc đại dịch, những thay đổi mới để đối phó với đại dịch có tiếp tục duy trì. Theo dự đoán của các chuyên gia, làm việc từ xa, sử dụng mạng 5G, áp dụng công nghệ vẫn sẽ tiếp tục diễn ra tại các công ty và trở thành các giải pháp chuyển đổi số hàng đầu trong những năm tới. 

Sau đại dịch chuyển đổi số sẽ trở thành chủ đề được quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi tiêu dành cho chuyển đổi số trung bình tăng khoảng 57% trong những năm tiếp theo.

>>>Có thể bạn quan tâm: 

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số văn phòng – hóa đơn điện tử MISA meInvoice

Số hóa văn phòng – giảm tải công việc cho kế toán bằng giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice.

Quý doanh nghiệp nhanh tay đăng ký trải nghiệm để nhận ƯU ĐÃI giá trị từ MISA meInvoice:

  • Giảm 40% cho khách hàng khi sử dụng trọn bộ 4 giải pháp giao dịch điện tử
  • Miễn 100% phí thuê bao hàng năm
  • Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm

Dùng thử hóa đơn điện tử

Hy vọng bài viết trên đây mang lại kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp mới thành lập. Theo dõi Website của MISA meInvoice để đón đọc những nội dung bổ ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *