Những lưu ý về khoản chi của doanh nghiệp vào dịp 30/04, 01/05

Doanh nghiệp thường nhân dịp 30/04, 01/05 để tri ân người lao động. Doanh nghiệp thường dự kiến dành cho mỗi nhân viên một khoản thưởng từ 300.000đ đến 1.000.000đ tùy thuộc vào chế độ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản chi này có được trừ không? Lao động có phải nộp thuế TNCN cho khoản thu này không? Hạch toán thế nào? Dưới đây là lưu ý về việc hạch toán chi tưởng 30/4-1/5.

hạch toán chi tưởng 30/4-1/5.

1. Khoản chi 30/4, 01/05 có được trừ không?

a. Quy định

Căn cứ vào Khoản 1 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về 3 điều kiện của chi phí được trừ.
Căn cứ khoản 2.30 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, “2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác…

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Tổng kết: Được trừ nếu khoản chi phúc lợi 30/04, 01/05 cho nhân viên không vượt quá bình quân lương/tháng của nhân viên đó tuy nhiên doanh nghiệp cần một số giấy tờ chứng minh.

hạch toán chi tưởng 30/4-1/5.

b. Cần chứng minh khoản chi được trừ gồm những gì?

  • Khoản chi 30/04 & 01/05 thuộc danh mục các khoản chi “có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động” được quy định tại 2.30 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC
  • Chú ý tổng các khoản chi này trong năm 2019 không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên cần thanh toán không dùng tiền mặt

c. Giấy tờ tin cậy để chứng minh/xác thực

  • Hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Bộ luật lao động, trong đó có thỏa thuận rõ về khoản chi này của DN với người lao động
  • Quy chế tài chính của Doanh nghiệp, trong đó có quy định cụ thể về các Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động
  • Tờ trình Tổ chức công đoàn hoặc Bộ phận hành chính nhân sự trình Giám đốc, Phòng Tài chính kế toán phê duyệt kế hoạch chi hỗ trợ đi lại ngày lễ 30/04 &01/05 cho người lao động
  • Sổ sách, chứng từ kế toán chứng minh, khoản chi trên thuộc Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
  • Chứng từ thanh toán khoản chi phúc lợi, được người lao động ký nhận

2. Cách hạch toán

Ta hạch toán theo các tài khoản sau Nợ TK 6428/ Có TK 111,112 = Số tiền thực chi

Lưu ý: Kế toán bắt buộc phải có chứng từ duyệt chi và thanh toán chi tiết kèm theo.

 hạch toán chi tưởng 30/4-1/5.

3. Người lao động có phải nộp thuế TNCN từ khoản này hay không?

Căn cứ khoản 2a Điều 2 Thông tư 111/2013/TT –BTC quy định về “Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”

Căn cứ tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT –BTC khoản “ Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN…”; Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC 5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT –BTC bổ sung thêm khoản sau Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”

Căn cứ vào quy định trên: khoản tiền 30/04 và 01/05 người lao động nhận được từ DN là khoản thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động, không phải là một khoản thu từ hiếu hỉ, nên các Doanh nghiệp cần lưu tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động khoản thu nhập này.

>> MISA SME.NET R6: Hỗ trợ Nộp thuế, cập nhập tờ khai giúp đơn giản công tác thuế doanh nghiệp
>> 3 cách đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế

Trên đây là lưu ý về các khoản chi của doanh nghiệp trong dịp 30/04, 01/05. Kế toán viên cần nắm rõ để không mắc sai lầm khi hạch toán các khoản này nhé!

Phần mềm kế toán MISA SME.NET với đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, kế toán: công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho,… cho nhiều loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Giúp kế toán viên tiết kiệm đến 80% thời gian và giảm 90% sai sót trong khâu tài chính, kế toán. Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm để trải nghiệm.

dung-thu-phan-mem-ke-toan-MISA-SME,NET

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *